Làm giàu nhờ chăn nuôi và trồng rừng

Ông Sơn tâm sự: “Sống ở vùng quê thuần nông, nếu dựa vào mấy sào ruộng thì cũng chỉ đắp đổi qua ngày, khó mà giàu lên được.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, tui tham quan nhiều cơ sở chăn nuôi để học hỏi, và xin tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi do Hội Nông dân và ngành chức năng tổ chức.
Năm 2002 tui mua vài con heo nái về nuôi sinh sản để thăm dò, giữ lại heo con để nuôi hết.
Buổi đầu cũng trầy trật, giá cả bấp bênh, lúc lời, lúc lỗ; nhưng bù lại mình dần đúc kết được kinh nghiệm, nên những năm sau nuôi đâu được đấy và thêm vật nuôi mới là heo rừng.
Sau 3 năm tích cóp tiền bán heo, tui bắt đầu phát triển chuồng trại nuôi quy mô lớn”.
Trang trại chăn nuôi của ông có 2 trại nuôi heo thịt, 1 trại nuôi heo nái, 1 trại nuôi heo rừng, tổng diện tích 700m2 và đàn heo nuôi hàng trăm con.
Năm 2015 này, ông nuôi 20 heo nái, 400 heo thịt; hiện có 40 heo rừng chuẩn bị xuất chuồng; hàng năm ông xuất bán 2 tạ heo rừng giống và gần 400kg heo rừng thịt, thu về 40 triệu đồng.
Thu nhập tăng theo từng năm, riêng từ năm 2013 đến nay gia đình ông thu lãi không dưới 400 triệu đồng/năm từ chăn nuôi heo.
Ông Sơn còn sở hữu 40 ha rừng trồng, vừa thu hoạch 17 ha, lãi 40 triệu đồng/ha.
Vừa chăn nuôi, vừa trồng rừng, gia đình ông góp phần giải quyết việc làm cho 30 lao động thời vụ, thù lao từ 100 - 150 ngàn đồng/người/ngày.
Ông Sơn sống chan hòa với hàng xóm, sẵn sàng giúp đỡ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống giá thấp, cho mượn cám thực phẩm, đến khi heo xuất chuồng mới trả tiền.
Đã có 11 hộ khó khăn ở địa phương được ông giúp chăn nuôi có hiệu quả, ổn định đời sống.
Related news

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.