Xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi hại lúa hè thu

Trạm Bảo vệ thực vật Núi Thành hướng dẫn nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa ngay trong giai đoạn trước trổ để phát hiện rầy. Khi rầy có mật độ bình quân từ 2 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc đặc hiệu để phun trừ. Ở những vùng lúa xuất hiện các ổ rầy cần khoanh vùng và phun kỹ để tiêu diệt triệt để.
Cũng theo Trạm Bảo vệ thực vật Núi Thành, nông dân cần thường xuyên thăm đồng và quan sát kỹ trên từng đám ruộng, phát hiện bọ xít hôi, bệnh khô vằn để có biện pháp phòng trừ. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi phòng trừ kịp thời đối với sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân ở những trà lúa trổ sau ngày 5.8.2015 và bệnh đạo ôn cổ bông cổ gié, bệnh lem lép thối hạt... hại lúa hè thu.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.