Liên kết các khu nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 10-8, Ban quản lý các khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại khu vực phía Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác tạo tiền đề cho đề án “Liên kết các khu NNCNC xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng nông sản một số loại nông sản chủ lực”.
Theo đó, các khu NNCNC sẽ liên kết và tập trung chủ yếu vào việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng cho một số loại nông sản ở các địa phương, trong đó ưu tiên triển khai cho nhóm sản phẩm rau, hoa, trái cây, nấm và nhóm sản phẩm thủy sản.
Ông Đinh Minh Hiệp, trưởng ban quản lý Khu NNCNC TP.HCM, cho biết việc liên kết giữa các khu NNCNC ở các địa phương với nhau sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản nói chung, đặc biệt là nông sản được sản xuất theo công nghệ cao ở các địa phương, đồng thời tạo niềm tin với người tiêu dùng vào thương hiệu nông sản VN.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.