Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Đồng
Cá rô đồng Anabas testudineus phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á. Cá rô thường sống trong kinh rạch, đầm lầy, các ao tù. Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể sống một thời gian dài trên cạn, sống được vùng nước phèn pH = 4, thịt ngon là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao.
1. Đặc điểm sinh sản:
Mùa vụ sinh sản tự nhiên từ tháng 4 đến tháng 9. Hệ số thành thục cao 13,1 ± 0,5%. Sức sinh sản 780.000 ± 140.000 trứng/kg. Đường kính trứng 0,75 mm. Thời gian tái thành thục 25-30 ngày, trong năm có thể đẻ 3-4 lần.
2. Nuôi vỗ cá bố mẹ:
Tiêu chuẩn cá bố mẹ: Cở cá: 30-70 g hoặc lớn hơn. Cơ thể hoàn chỉnh, không bệnh tật. Cá đực thường nhỏ hơn cá cái, có thân dài. Cái cái có bụng lớn, tỉ lệ chiều dài thân trên chiều cao lớn cá đực.
Nuôi vỗ: Ao nuôi vỗ có diện tích: 200-500 m2, mức nước sâu 0,8-1m. Mật độ nuôi 0,2 kg/m2. Tỷ lệ đực/cái : 2/1.
Khẩu phần thức ăn: Thức ăn nuôi vỗ gồm 25% con ruốc + 25% cám + 50% bột cá, khẩu phần hàng ngày 5% thể trọng.
3. Sinh sản nhân tạo:
Bể đẻ diện tích 10-20 m2, mực nước: 0,4-0,8 m. Mật độ thả 0,2-0,5kg/m2. Có thể cho cá rô đồng đẻ trong chậu thau có dung tích nước chừng 20 lít, mỗi chậu thả một cặp. Tỷ lệ đực/cái: 1/1 - 2/1. Cách chọn cá: cá cái có bụng to và mềm, cá đực khỏe, linh hoạt.
Tiêm thuốc kích thích sinh sản: có thể dùng LRH-A + Domperidone (DOM) hoặc HCG. Liều lượng cho cá cái: 80-100 µg LRH-A + 3-5 mg DOM/kg hoặc: 2.500-3000 IU HCG/kg. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái. Vị trí tiêm là xoang thân (xuyên qua gốc vây ngực). Thời gian hiệu ứng: 6-8 giờ, quá trình đẻ có thể kéo dài đến 2-3 giờ .
4. Ấp trứng:
Sau khi cá đẻ trứng được vớt ấp trong chậu hoặc thau. Mật độ 50.000 trứng/chậu, không cần sục khí. Nếu có sục khí mật độ trứng ấo có thể tăng gấp đôi. Hạt trứng nổi vì giọt dầu lớn. Khi chưa thụ tinh đường kính trứng 0,75 mm, sau khi thụ tinh và trương nước có đường kính 0,9 mm. Trứng tốt có màu vàng nhạt và trong suốt, trứng không thụ tinh có màu trắng đục. Ở nhiệt độ 27-29oC cá nở sau 17 giờ. Cá bột 3 ngày tuổi được chuyển sang ao ương.
5. Ương từ cá bột thành cá giống :
Diện tích ao ương từ 500 đến 1.000m2. Dọn ao: tháo cạn nước phơi đáy, bón vôi 10kg/100m2, bón phân chuồng 25-30kg/100m2. Lấy nước vào trước khi thả cá 2-3 ngày. Mật độ 500-800 con/m2. Chế độ cho ăn như sau:
+ 10 ngày đầu: 5 trứng vịt + 400g bột đậu nành/ngày/100.000 cá bột.
+ Ngày thứ 11- 20: 300g bột đậu nành + 300g cám +300g bột cá/ngày/100.000 con.
+ Ngày thứ 21-30: 600g cám + 600 g bột cá/ngày/100.000 con.
+ Ngày thứ 31-40: lượng thức ăn 10-15% trọng lượng cá.
Sau 50-60 ngày ương cá đạt trọng lượng 1,5-2 g, chiều dài 5-6cm, tỷ lệ sống 10 -20%.
Có thể bạn quan tâm
1. Chọn cá làm đàn bố mẹ : Cá bố mẹ có thể được chọn từ cá thương phẩm từ vụ trước, muốn làm cá bố mẹ thì cá ít nhất cũng từ 10 – 12 tháng tuổi. Cá được chọn phải khỏe mạnh, không trầy xước, dị hình, trọng lượng tối thiểu là 50 gr/con.
Hiện nay, các hộ nuôi cá rô đồng ở vùng Đồng Tháp Mười đã dần dần khắc phục vấn đề cốt lõi trong quá trình nuôi, là đã tự sản xuất được con giống.
Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn. Nếu người nuôi am tường về con giống, áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cũng như quy luật cung cầu cá thịt.
Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.
Cá rô đồng là loài thuỷ sản nước ngọt rất phổ biến trong ao, hồ, đầm lầy, sông, ngòi, đồng ruộng ngập nước tự nhiên; là nguồn thực phẩm ưa thích của nhiều người.