Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Ao, Ruộng Như Thế Nào?
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm không có gì phức tạp. Tuy nhiên, muốn nuôi đạt kết quả cao bạn cần theo đúng những hướng dẫn dưới đây:
. Chuẩn bị ao, ruộng
- Vùng đồng ruộng nuôi xen canh rô phi cũng phải đào mương, ao khoảng 18 đến 20% diện tích cấy lúa làm nơi trú ẩn cho cá. Mương, ao phải được tát cạn, tẩy dọn, rắc vôi bón lót như trên, để đầu vụ xuân thả cá vào nuôi trước khi cấy lúa.
- Ao hồ nuôi thâm canh cá rô phi, diện tích ao nuôi phải từ 0,5 – 1,0 hecta, bờ ao xây dựng vững chắc, cao hơn mức nước mưa cao nhất 0,6 – 0,8m, có cống cấp và thoát nước ổn định, có máy quạt nước từ 7 – 8 cánh/ha.
Trước khi nuôi thâm canh hoặc kết hợp, ao hồ phải được tát cạn vét bớt bùn, lấp hết hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy, dùng 20 – 25kg vôi bột/100m2 rắc khắp đáy ao để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m, bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.
2. Thả giống
Phải chọn cá khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không bị bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều.
- Nếu thả cá giống vào ao nuôi thâm canh, phải thả giống to, ít nhất cũng đạt cỡ 4 – 6cm. Nếu thả đơn thuần là cá rô phi, mật độ 15 – 20 con/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp có thể đạt năng suất 10 – 15 tấn/ha. Thời vụ thả giống vào cuối tháng 3 đấu tháng 4.
- Nếu thả ở diện tích xen 2 vụ lúa, mật độ 0,5 – 1 con/m2 có thể kết hợp với nuôi tôm càng xanh hoặc một số giống cá khác, cỡ giống thả 8 – 10cm.
3. Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn: cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…).
Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.
- Cách cho ăn: nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 - 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 - 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn.
Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi.
Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.
4. Chăm sóc và thu hoạch
- Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng.
Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất. Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện… đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày, thường xuyên quan sát thấy thời tiết thay dổi, thiếu ôxy cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước, chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng.
- Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con. Đối với ao thâm canh, nếu cá lớn đồng dều, đạt kích cỡ thì tát cạn thu hoạch toàn bộ. Với những ao nuôi ghép thì việc đánh thu tỉa cá cỡ 0,4kg trở nên cần thiết để nuôi tiếp những con cá nhỏ.
Cá bắt lên thả vào giai hoặc vào bể để giữ sống, cũng có thể dùng máy sục khí dể thường xuyên giữ cho cá sống và thải phân rồi mới đóng túi trở đi.
Theo Kim Jauncey, một nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của trường đại học Stirling (Xcôtlen),đã viết trên báo “nuôi cá trên thế giới” tháng 5/1999 về mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng xuất nuôi cá rô phi trên thế giới như sau : nếu chỉ dựa vào thức ăn tự nhiên có thể đạt 100 ha/năm, còn nếu tăng mật độ thả và cho thức ăn bổ sung có thể đạt 10 tấn/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm
Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
Một nghiên cứu mới đã tiết lộ quy mô lai tạo giữa cá rô phi bản địa và cá rô phi du nhập ở Tanzania.
Cá rô phi được mệnh danh là “gà nước”, cá rô phi là đối tượng nuôi chính tại nhiều nước trên thế giới. Một nguồn cung cấp protein lành mạnh, vi lượng, axit béo
Tôi có ý định nuôi cá rô phi. Xin hỏi một số giống rô phi cho hiệu quả kinh tế cao? Thức ăn sử dụng cho cá rô phi là gì? Phương pháp cho ăn như thế nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ đã phát triển một loại thức ăn chứa 2 hỗn hợp vi tảo biển hoàn toàn loại bỏ bột cá, dầu cá nhưng vẫn đạt hiệu quả