Cá Rô Phi Đẻ Ra Trứng Hay Đẻ Ra Con?
Trong các loài cá nuôi hiện nay của ta, cá rô phi thuộc loài có tập tính đẻ đặc biệt hấp dẫn.
Đến thời kỳ sinh sản, cá rô phi có hiện tượng “áo cưới”, rõ nhất là ở cá đực. Lúc này cá có màu sắc sặc sỡ hơn, các vạch ngang thân có màu sắc đậm hơn. Cá đực và cá cái bơi bám sát nhau. Cá đực và cá cái cùng hợp lực đào hố ở đáy ao. Cá chỉ ngừng đào khi hố đẻ đã như ý: hình tròn, dốc thoai thoải, trơn nhẵn và không còn bùn lắng đọng.
Sau khi cá cái đẻ trứng vào hố, cá đực liền tưới tinh dịch lên trứng. Trứng được thụ tinh trong chiếc hố xinh xắn mà hai “vợ chồng” cá vừa chuẩn bị. Tiếp đó, cá cái dùng miệng hút ngập tất cả số trứng trong hố để …ấp cho tới khi trứng nở thành cá con (nếu quan sát kỹ bạn còn thấy thỉnh thoảng cá cái phun loại ra ngoài những trứng bị ung hỏng nữa).
Sau khi nở, cá con bơi theo mẹ kiếm ăn. Mỗi khi gặp nguy hiểm (gặp cá quả, cá rô, rắn nước hoặc có tiếng động lạ…) cá mẹ liền phát ra tín hiệu rồi há miệng thu cả đàn cá con vào miệng rồi bơi đi ẩn nấp. Chỉ khi thật yên tĩnh và an toàn, cá mẹ mới há miệng cho đàn con bơi ra ngoài.
Đọc đến đây, tin rằng bạn có thể giải thích tại sao lại có đàn cá rô phi con trong bể nước, mặc dù bạn chỉ thả vào bể nước có một con cá mẹ. Câu hỏi cá rô phi đẻ ra trứng hay ra con cũng vì thế dễ dàng tìm được câu trả lời.
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết sang xuân đang dần ấm lên cộng với mưa xuân lất phất là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi nảy nở. Đối với nghề sản xuất cá giống khi nhiệt độ từ 22 – 280C sẽ là lý tưởng để chuẩn bị cho cá đẻ.
Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.
Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển.
Một trong những kết quả chính của Dự án "An toàn sinh học và giám sát chẩn đoán bệnh" thuộc Trung tâm nuôi trồng thủy sản nhiệt đới và cận nhiệt đới
Cá rô phi được nuôi phổ biến ở Châu Á và Mỹ Latin nhưng được tiêu thụ chủ yếu ở Mỹ và Châu Âu với sản lượng tiêu thụ ở Mỹ đạt 300.000 tấn mỗi năm. Các quốc gia sản xuất rô phi chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Mexico, Thailand, Đài Loan và Brazil.