Có Bao Nhiêu Cách Sản Xuất Cá Rô Phi?

Có bốn cách:
1) Nuôi từ cá giống thành cá bố mẹ hoặc thả cá bố mẹ vào ao đẻ cho cá đẻ tự nhiên. Sau khi cá đẻ, chuyển cá bố mẹ từ ao cá đẻ vào ao nuôi vỗ tiếp để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đẻ làm ao ươm cá bột.
2) Thả cá bố mẹ vào ao để cho đẻ tự nhiên. Ươm cá thu cá hương, cá giống trong cùng ao cá đẻ.
3) Dùng vợt vớt hết cá bột từ ao cá đẻ chuyển sang ao cá ươm riêng. ở nhiệt độ 24oc đến 32oc. Sau khi thả cá bố mẹ từ ao nuôi vỗ vào ao cá đẻ thì sau khoảng một tuần cá bắt đầu tham gia đẻ và sau hai tuần đã có thể thu cá bột. Việc vớt cá bột khá dễ dàng vì cá bột thường bơi quanh bờ ao, cá có cỡ 1,4 cm – 1,6 cm.
Trong ba cách kể trên thì cách thứ nhất chủ yếu áp dụng ở ao gia đình. Cá đẻ tự nhiên trong ao sẽ tạo ra nguồn giống để thả bù cho các lần đánh tỉa cá thịt…cách này chỉ là sản xuất nhỏ, không có nhiều cá giống để bán. Cách thứ hai cũng cho năng suất cá hương, cá giống thấp vì khi ươm cá trong cùng ao có nhiều thế hệ cá bột sẽ bị hao hụt nhiều.
Cách thứ ba cho năng suất cá giống cao hơn và cũng dễ làm, tuy nhiên cách làm này vẫn không thu được hết cá trong lứa đẻ. Chính vì trong ao cá đẻ vẫn còn cá giống, đây sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây giảm dần năng suất cá bột, cá hương trong mùa sinh sản.
4) Cách sản xuất giống cá rô phi tiên tiến hiện nay là chủ động thụ trứng hoặc cá bột rô phi để ươm ấp nhân tạo. Cụ thể như sau: chọn những cá có độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm tuổi với trọng lượng trung bình từ 150g -300g làm cá bố mẹ để cho đẻ vì ở độ tuổi này cá cái có khả năng sinh sản lớn nhất.
Tỷ lệ đực/cái là 1/1 cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn và thường được áp dụng ở các trại sinh sản nhân tạo.cá bố mẹ có thể nuôi vỗ ở ao đất, bể xi măng hay giai với mật độ thả 4 – 5 con/m.
Trong thời gian nuôi vỗ, ngoài thức ăn tinh (chiếm 1% trong lượng cơ thể cá/ngày), thức ăn tự nhiên trong hệ thống nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng để cá bố mẹ đạt được hệ số sinh dục cao. Vì thế trong ao nuôi thường được bón phân phân để tạo ra nhiều sinh vật thức ăn tự nhiên.
Kỹ thuật thu trứng để ấp nhân tạo trong bình và khay ấp là khâu quan trọng. Khi cá bố mẹ được chuyển váo giai cho đẻ thì cứ 5 -7 ngày thu trứng một lần, tùy theo nhiệt độ nước ao.nếu nhiệt độ nước trung bình một ngày nên đến 30oc thì thời gian thu trứng là năm ngày. Trứng sau khi thu riêng được phân chia theo giai đoạn phát triển, làm sạch và ấp riêng. Sau khi nở, các lứa tuổi cá bột khác nhau cũng được ương riêng.
Kỹ thuật sản xuất giống liên tiếp này cho phép thu được số lượng cá bột cùng cỡ, cùng lứa tuổi, phục vụ cho công việc điều khiển giới tính, sản xuất đàn cá đực cho yêu cầu nuôi cá rô phi thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển.

Một trong những kết quả chính của Dự án "An toàn sinh học và giám sát chẩn đoán bệnh" thuộc Trung tâm nuôi trồng thủy sản nhiệt đới và cận nhiệt đới

Cá rô phi được nuôi phổ biến ở Châu Á và Mỹ Latin nhưng được tiêu thụ chủ yếu ở Mỹ và Châu Âu với sản lượng tiêu thụ ở Mỹ đạt 300.000 tấn mỗi năm. Các quốc gia sản xuất rô phi chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Mexico, Thailand, Đài Loan và Brazil.

-Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển. Tuy là loài cá nuôi bị sốc với biến đổi của môi trường và có khả năng kháng một số bệnh nhưng trong quá trình ương nuôi cá giống và nuôi cá thương phẩm thường gặp một số bệnh sau: