Cá Rô Phi Con Ăn Lẫn Nhau?
Cá bột rô phi khi mới ra khỏi bụng mẹ thường bơi quanh bờ ao nơi nước nông và ấm. Giai đoạn đầu chúng ăn động vật phù du, sau đó chuyển sang ăn thực vật, các loại ấu trùng thực vật trong nước và ở đáy ao.
Từ giai đoạn cá bột lên cá giống, cá rô phi lớn rất nhanh. Sau một tháng tuổi chúng có thể đạt tới 2g hay 3g và chỉ sau 2 tháng tuổi cá có thể đạt tới 10-12g. Cá rô phi cỡ 1g có thể bắt cá bột ăn.
Nếu trong cùng một ao thì cá đẻ lứa trước quay trở lại ăn cá bột đẻ lứa sau là điều tất yếu xảy ra. Tập tính đẻ tự nhiên nhiều lần gây ra mật độ dầy trong ao nuôi không có nghĩa là việc sản xuất cá rô phi giống đơn giản và dễ dàng thu được số lượng lớn cá giống cùng cỡ.
Thực tế là cá rô phi tuy đẻ nhiều lần nhưng một cá cái trong mỗi lứa đẻ chỉ cho được vài nghìn con cá bột trong điều kiện hoàn toàn không có địch hại; trong khi đó một cá mè hoặc cá trôi cái có thể cho hàng chục vạn con cá bột. Thêm vào đó lại ăn thịt lẫn nhau sẽ xảy ra nếu dùng ao đất là ao cho cá đẻ đồng thời cũng là ao ươm cá hương và cá giống.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô phi có một lịch sử rất rộng và đa dạng. Nguyên từ vùng nước ấm của Châu Phi, Cá rô phi phát hiện là được nuôi hơn 4000 năm trước
Những câu hỏi này, cũng như hàng loạt vấn đề khác đều chỉ ra một sự phá vỡ trong hệ sinh thái của ao
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định một loại virus mới tấn công cá rô phi tự nhiên và cá rô phi nuôi.
Các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy rằng cá có thể được chủng ngừa Ich hay còn gọi là bệnh “đốm trắng”, nhưng việc sử dụng văcxin chủng ngừa sự phát triển sinh vật ký sinh với khối lượng lớn còn chưa chắc chắn.
Theo các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, đồng sunphát là cách chữa trị hiệu quả cho căn bệnh Ichthyophthirius multifiliis (Ich), một loại ký sinh trùng đơn bào tạo nên các đốm trắng trên cá bị nhiễm bệnh.