Các Dòng Cá Rô Phi Vằn Hiện Có Ở Nước Ta?

Đúng như vậy, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 hiện đang lưu giữ một số dòng nhập nội của cùng một loài cá rô phi vằn oreochromis niloticus. Có thể kể theo thứ tự như sau:
- Cá rô phi vằn dòng việt (1) là dòng cá được nhập từ đài loan vào miền Bắc nước ta năm 1973 và sau khi giải phóng miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 năm 1977. Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên đã thích nghi cao với điều kiện các tỉnh phía Bắc.
- Năm 1994, nhờ mở rộng quan hệ quốc tế Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nhập từ học Viện Công nghệ châu á (AIT, Thái Lan) và trung tâm quốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy sản (iclarm, philippin) thêm 3 dòng cá rô phi vằn nữa, đó là (2) rô phi vằn dòng Thái Lan (gọi tắt là dòng Thái), (3) rô phi vằn dòng Ai Cập (sông nil) và (4) rô phi vằn dòng gift (các địa phương vẫn gọi là dòng “ghip”, là tên viết tắt tiếng anh của dòng cá rô phi vằn đã qua chọn giống của một đề tài lớn tại Philippin do các tổ chức quốc tế tài trợ).
Như vậy, hiện nay riêng loài cá rô phi vằn đã có 4 dòng cá khác nhau và được dùng để thử nghiệm so sánh, chọn ra dòng thích hợp nhất phục vụ bà con nuôi cá thịt.
Có thể bạn quan tâm

Ở nước ta, hàng năm có khoảng 5.000-7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội địa. Rô phi là một loài cá nuôi rất có kinh tế và là loài có sức đề kháng cao hơn so với các loài khác.

Việc tận dụng mặt nước ở hồ chứa nước để có nguồn cá giống một cách chủ động, bảo đảm số lượng và chất lượng, kịp thời, giá rẻ để phục vụ cho việc nuôi cá rô phi thương phẩm là một ý tưởng tốt và hiện thực.

Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản thàng phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng biện pháp công ngệ sản xuất của học Viện công nghệ châu á (AIT) đạt tỷ lệ cá đực 95 – 96,7% tổng đàn. Ngoài cá rô phi vằn dòng Đài Loan, công ty còn nhập thêm rô phi vằn dòng thái lan (trắng sọc) và rô phi vằn dòng đỏ Malaixia.

Cá rô phi vằn có thể sinh trưởng và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở ở nước biển có độ mặn tới 32%, nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác.

Vùng đồng ruộng nuôi xen canh rô phi cũng phải đào mương, ao khoảng 18 đến 20% diện tích cấy lúa làm nơi trú ẩn cho cá. Mương, ao phải được tát cạn, tẩy dọn, rắc vôi bón lót như trên, để đầu vụ xuân thả cá vào nuôi trước khi cấy lúa.