Kinh tế Phù Mỹ tiếp tục phát triển
Ông Trần Đình Thời, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: “Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết XVII của Đảng bộ huyện, bằng những giải pháp thích hợp, hiệu quả, đã đưa giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm 13,03%, Trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 7,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 15,8%; thương mại - dịch vụ tăng 22,7%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đến nay đạt 27,49 triệu đồng/năm, tăng 1,7 lần so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6%. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được nâng cao”.
Phù Mỹ đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.
Cụ thể, huyện đã chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, chú trọng cơ giới hóa...
Nhờ đó, giá trị sản phẩm/ha canh tác/năm tăng từ 70,82 triệu đồng năm 2010 lên 123,34 triệu đồng năm 2015; năng suất lúa bình quân 57,38 tạ/ha, tăng 3,8 tạ/ha so với năm 2010.
Huyện đã xây dựng 36 “cánh đồng mẫu lớn” và 50 “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa, ứng dụng các quy trình tiên tiến từ khâu giống, phân bón, quản lý chăm sóc, điều hành nước tưới hợp lý nên năng suất bình quân cao hơn 5 - 7 tạ/ha so với sản xuất đại trà; đồng thời xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh trồng trọt, ngành thủy sản tiếp tục phát triển mạnh; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,1%, chiếm 43,8% trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản, tăng 3,1% so với năm 2010. Đến nay toàn huyện có 1.245 tàu cá, trong đó có 735 tàu đánh bắt xa bờ; năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 68.088 tấn, tăng 26.543 tấn so với năm 2010. Cùng với đánh bắt, nuôi trồng cũng được chú trọng, tập trung vào các đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, như nuôi tôm trên cát...
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 14,3%. Đàn bò lai chiếm trên 80% tổng đàn. Đã hình thành các gia trại chăn nuôi gà thịt, vịt siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngành lâm nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân 12,3%.
Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản phát triển. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,8%. Đến nay, toàn huyện có 4 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút được 41 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2.524 tỉ đồng, trong đó 21 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hơn 2.600 lao động.
Các làng nghề truyền thống được chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển. Hiện toàn huyện có 11 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, trong đó có 3 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. Các chợ đầu mối, trung tâm cụm xã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Tổng vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm khoảng 6.315 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2005 - 2010. Các công trình thủy lợi được tập trung nâng cấp, sửa chữa, nâng tổng dung tích các hồ chứa lên 58,84 triệu m3, đảm bảo tưới cho khoảng 77,2% diện tích sản xuất; các tuyến đường liên xã, liên thôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp và bê tông hóa.
5 năm qua, huyện Phù Mỹ đã thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đến nay, đã có 3/16 xã đạt chuẩn NTM, tăng 1 xã so với kế hoạch; 2/16 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí và 11/16 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí. Qua XDNTM đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.
Năm 2003, gia đình ông Mấu Văn Gớ chuyển từ làng cũ dưới lòng hồ Sông Trâu về sinh sống tại khu tái định cư thôn Ma Trai. Khởi nghiệp từ 5 con dê bách thảo, ông Gớ biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, hằng ngày chăn thả gia súc dưới những cánh rừng neem.
Một báo cáo khoa học gần đây tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỷ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen đã kết luận rằng, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.
Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường năm 2014-2015, trong điều kiện giá mía nguyên liệu thấp, sản lượng đường tồn kho cao và khó tiêu thụ khiến nhà máy và nông dân khốn đốn. Khó khăn là vậy, nhưng một số nhà máy đường lại bị Bộ TN-MT đề nghị đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm, đẩy hàng loạt hộ trồng mía vào cảnh chới với vì chẳng biết bán mía cho ai?
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ 1 đến 11/9, cả nước đã xuất khẩu được 127.526 tấn gạo, trị giá FOB 52,008 triệu USD, trị giá CIF 57,210 triệu USD.