Rộn Ràng Vụ Cá Nam

“Năm nay, thời tiết thuận lợi nên những chuyến bám biển trong vụ cá nam sắp tới của ngư dân cũng được chuẩn bị khá kỹ lưỡng” – ông Huỳnh Văn Thải, Phó chi cục Thủy sản cho biết.
Trong những năm gần đây, thời tiết khá thuận nên những chuyến biển, vươn khơi ở 2 vụ cá bấc – nam đều đạt như mong đợi. Thông thường mọi năm bắt đầu vào mùa nam từ tháng 4 đến tháng 9 gió thổi mạnh, nhưng đặc biệt năm nay vẫn chưa có dấu hiệu thổi mạnh, vậy nên mùa cá nam sẽ đến chậm hơn.
Theo thống kê của phòng khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổng sản lượng vụ cá nam năm 2013 đạt 124.505 tấn, so với cùng kỳ năm trước đạt 114,9%. Sản lượng cá các loại vẫn chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tổng sản lượng đánh bắt. Trung bình đạt 20.000 tấn/tháng, thu hút gần 58.000 lao động bám biển để đánh bắt.
Mực là mặt hàng có sản lượng đạt thứ nhì với 9.653 tấn; đứng sau mặt hàng mực là ghẹ cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, góp phần vào tổng sản lượng đánh bắt vụ cá nam... Đối với ngư dân, vụ cá nam hàng năm được ngư dân tập trung đầu tư và hy vọng nhiều vì đó là thời điểm quan trọng nhất đối với nghề biển.
Tiếp nối những thành quả của vụ bấc kéo dài từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 từ nhiều nghề khác nhau như nghề câu, lưới rê, vây rút chì... đã thu về tổng sản lượng gần 70.000 tấn, đạt và vượt hơn kế hoạch gần 5.000 tấn. Mặt hàng cá và mực vẫn là nguồn lợi thủy sản mang về thu nhập cao cho ngư dân. Bên cạnh những nghề truyền thống, những nghề khác cũng thu hoạch trên 16.000 tấn.
Ông Huỳnh Văn Thải, cho biết thêm: “Chính gió mùa tây nam vẫn chưa thổi mạnh, mưa chậm xuất hiện, nên vụ cá nam sẽ đến chậm hơn. Nhờ đó, ngư dân đã chuẩn bị kỹ cho mình những chuyến vươn khơi sắp tới. Không chỉ chuẩn bị về mặt tinh thần, nhiều chủ thuyền cũng không ngần ngại đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, phương tiện thăm dò để bước vào vụ nam với hy vọng có được mùa bội thu”.
Đối với những khu vực bãi ngang, theo kinh nghiệm của ngư dân, nếu mở màn vụ cá nam thuận lợi chắc chắn năm đó sẽ được mùa biển. Hiện bà con ngư dân ở vùng bãi ngang đều rộn ràng chuẩn bị cho mùa cá nam. Với giá thị trường hiện tại, nếu trúng vụ chắc chắn nhiều hộ gia đình sẽ thoát nghèo.
Bên cạnh những thuyền công suất lớn vươn khơi, thì những thuyền công suất nhỏ cũng đang mong đợi một mùa bội thu. Hy vọng với những nỗ lực của ngư dân, mùa cá nam năm nay sẽ giúp cho bà con ngư dân những xã bãi ngang thắng lớn, để thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.