Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh tế Phù Mỹ tiếp tục phát triển

Kinh tế Phù Mỹ tiếp tục phát triển
Publish date: Friday. September 4th, 2015

Ông Trần Đình Thời, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: “Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết XVII của Đảng bộ huyện, bằng những giải pháp thích hợp, hiệu quả, đã đưa giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm 13,03%, Trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 7,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 15,8%; thương mại - dịch vụ tăng 22,7%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đến nay đạt 27,49 triệu đồng/năm, tăng 1,7 lần so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6%. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được nâng cao”.

Phù Mỹ đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Cụ thể, huyện đã chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, chú trọng cơ giới hóa...

Nhờ đó, giá trị sản phẩm/ha canh tác/năm tăng từ 70,82 triệu đồng năm 2010 lên 123,34 triệu đồng năm 2015; năng suất lúa bình quân 57,38 tạ/ha, tăng 3,8 tạ/ha so với năm 2010.

Huyện đã xây dựng 36 “cánh đồng mẫu lớn” và 50 “cánh đồng mẫu” sản xuất lúa, ứng dụng các quy trình tiên tiến từ khâu giống, phân bón, quản lý chăm sóc, điều hành nước tưới hợp lý nên năng suất bình quân cao hơn 5 - 7 tạ/ha so với sản xuất đại trà; đồng thời xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh trồng trọt, ngành thủy sản tiếp tục phát triển mạnh; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 7,1%, chiếm 43,8% trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản, tăng 3,1% so với năm 2010. Đến nay toàn huyện có 1.245 tàu cá, trong đó có 735 tàu đánh bắt xa bờ; năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 68.088 tấn, tăng 26.543 tấn so với năm 2010. Cùng với đánh bắt, nuôi trồng cũng được chú trọng, tập trung vào các đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, như nuôi tôm trên cát...

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 14,3%. Đàn bò lai chiếm trên 80% tổng đàn. Đã hình thành các gia trại chăn nuôi gà thịt, vịt siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngành lâm nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân 12,3%.

Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản phát triển. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,8%.  Đến nay, toàn huyện có 4 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút được 41 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2.524 tỉ đồng, trong đó 21 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hơn 2.600 lao động.

Các làng nghề truyền thống được chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển. Hiện toàn huyện có 11 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, trong đó có 3 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. Các chợ đầu mối, trung tâm cụm xã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân.

Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Tổng vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm khoảng 6.315 tỉ đồng, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2005 - 2010. Các công trình thủy lợi được tập trung nâng cấp, sửa chữa, nâng tổng dung tích các hồ chứa lên 58,84 triệu m3, đảm bảo tưới cho khoảng 77,2% diện tích sản xuất; các tuyến đường liên xã, liên thôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp và bê tông hóa.

5 năm qua, huyện Phù Mỹ đã thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đến nay, đã có 3/16 xã đạt chuẩn NTM, tăng 1 xã so với kế hoạch; 2/16 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí và 11/16 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí. Qua XDNTM đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.


Related news

Phụ Nữ Việt “Phát Sốt” Săn Giống Dưa Hấu Tí Hon Nhỏ Hơn Ngón Cái Phụ Nữ Việt “Phát Sốt” Săn Giống Dưa Hấu Tí Hon Nhỏ Hơn Ngón Cái

Tới thời điểm này, các shop trực tuyến bán hạt dưa hấu tí hon đang trở nên rất sôi động, nhộn nhịp vì nhu cầu mua tương đối lớn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ, bao gồm cả các bà nội trợ lẫn nữ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng. Giá được rao bán là khoảng 20 nghìn đồng/hạt.

Friday. October 3rd, 2014
Kiệt Sơn Thay Đổi Tập Quán Sản Xuất Vụ Đông Kiệt Sơn Thay Đổi Tập Quán Sản Xuất Vụ Đông

Thời gian đó, tôi tranh thủ đi làm thuê việc khác. Nói đến chuyện làm mô hình cây này, cây nọ nhiều người ở đây sợ lắm rồi, xin kiếu. Hết khoai tây đến bí đỏ, cuối cùng cũng chỉ đem làm thức ăn cho gia súc.

Friday. October 3rd, 2014
Phát Triển Hồng Không Hạt Gia Thanh Ở Phù Ninh Góp Phần Nâng Cao Giá Trị Kinh Tế Phát Triển Hồng Không Hạt Gia Thanh Ở Phù Ninh Góp Phần Nâng Cao Giá Trị Kinh Tế

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.

Friday. October 3rd, 2014
Triển Khai Tiêm Phòng Vác Xin Đợt II Cho Đàn Vật Nuôi Triển Khai Tiêm Phòng Vác Xin Đợt II Cho Đàn Vật Nuôi

Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.

Friday. October 3rd, 2014
Thanh Ba Siết Chặt Quản Lý Các Cơ Sở Sản Xuất, Chế Biến Chè Thanh Ba Siết Chặt Quản Lý Các Cơ Sở Sản Xuất, Chế Biến Chè

Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…

Friday. October 3rd, 2014