Cát Tiên Đầu Tư Lớn Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Mặc dù là huyện vùng sâu, xa của tỉnh Lâm Đồng, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện Cát Tiên đã đạt trên 7 tiêu chí.
Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.
“Trong xây dựng NTM, Cát Tiên luôn phấn đấu thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo để đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 5%, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 15%. Để đạt được mục tiêu này, huyện xác định phải tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động có trình độ tay nghề cao…” - ông Đẩu nói thêm.
Cụ thể, từ nay đến 2020, Cát Tiên sẽ ổn định vùng chuyên canh lúa với diện tích 4.680ha, trong đó diện tích lúa 3 vụ chiếm khoảng 1.600 - 1.700ha; xây dựng vùng lúa chất lượng cao 1.500ha và vùng sản xuất lúa giống từ 300 - 500ha, đồng thời phát triển nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” thành thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”.
Ngoài ra, huyện cũng phấu đấu xây dựng 300 - 400ha rau tại các xã ven sông Đồng Nai; ổn định diện tích bắp 400ha; khôi phục và phát triển diện tích cây dâu tằm khoảng 350ha vào năm 2020… Cũng theo ông Đẩu, đến nay Cát Tiên đã huy động được trên 1.000 tỷ đồng để triển khai các chương trình xây dựng NTM, trong đó vốn nhân dân đóng góp đạt trên 36 tỷ đồng.
Theo rà soát, đến nay huyện đã có 8/11 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 9/11 xã đạt tiêu chí thu nhập; tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt gần 60%; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 25 triệu đồng/người/năm…
Có thể bạn quan tâm
Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.
Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.
Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.
Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.