Kiên Giang Tập Trung Bảo Vệ Và Chăm Sóc Rừng Trồng
Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.
Trong đó, vườn quốc gia Phú Quốc được cấp 6 tỷ đồng, U Minh Thượng 5 tỷ đồng, còn lại 4 ban quản lý rừng phòng hộ mỗi đơn vị 1 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung cho công tác bảo vệ, chăm sóc rừng và trồng cây phân tán. Dự kiến năm nay sẽ trồng mới 6 ha cây đước và 5 ha cây mắm ở các bãi bồi ven biển nhằm tăng thêm diện tích rừng phòng hộ.
Theo ông Tuấn, từ năm 2008 cho đến nay, Kiên Giang đã trồng mới được 289,9 ha rừng ngập mặn ven biển, chủ yếu là các loại cây chịu sóng gió tốt như: đước, mắm và bần.
Nhờ đó, đã nâng diện tích rừng ngập mặn ven biển lên 6.124 ha, giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn do sóng biển đánh thẳng vào bờ, giảm tình trạng xâm nhập mặn ở một số khu vực.
Ngoài ra, mô hình làm hàng chắn sóng và lắng tụ bùn bằng cừ tràm, mê bồ nhằm tạo bãi bồi trồng rừng ven biển do dự án GIZ tài trợ cũng mang lại hiệu quả cao, rừng trồng ít bị hao hụt và phát triển nhanh.
Có thể bạn quan tâm
Mới gặp tôi, ông Vương Khánh Hùng ở xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) đã chia sẻ: “Sống ở vùng úng trũng, chủ yếu nhờ vào mấy sào ruộng quanh năm lại thường xuyên bị lũ lụt nên cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng với gia đình tôi. Trăn trở mãi, cuối cùng tôi nghĩ phải “tích tụ” ruộng đất, đưa cơ giới vào đồng ruộng giải quyết nhanh khâu làm đất, đặc biệt là khâu thu hoạch tránh lũ mới có được thu nhập ổn định...”.
Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, tạo ra giá trị và hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với trồng trọt. Do đó, trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị thì ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.
Sáng 23-1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM và Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đã làm việc với Công ty TNHH Ba Huân để nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) này, đồng thời ghi nhận ý kiến của DN đối với Dự án Luật Thú y, Luật Vệ Sinh an toàn lao động, sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra tháng 5- 2015.
Anh Tô Cẩm Tùng (nhà vườn trồng lan ở Nhuận Đức, Củ Chi, TP.HCM) nhận định ở thời điểm tháng 9 và tháng 10, nếu nhà vườn nào kịp kích lan bằng chế độ bón phân, chăm sóc để cây dồn sức cho việc ra và nuôi nụ thì lượng lan nở đều, còn nếu để tự nhiên đều thất bại.
Ông Lâm Định Quốc, giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng, cho biết để tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo thơm của VN đang tăng trưởng mạnh tại các thị trường Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Mỹ..., trong năm 2015 công ty đã liên kết với người dân tăng diện tích trồng lúa thơm từ 1.800ha (năm 2014) lên 4.000ha theo hình thức bao tiêu.