Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm

Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm
Ngày đăng: 27/09/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh biên giới gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Thú y... tăng cường kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để các vụ nhập lậu thủy sản qua biên giới đặc biệt là cá tầm.
 
Bên cạnh đó, tăng cường điều tra nắm tình hình, đấu tranh và triệt phá các đối tượng đầu nậu, các địa điểm tập kết, thu gom thủy sản nhập lậu qua biên giới. Nghiêm cấm việc xác nhận để hợp thức hóa nguồn gốc đối với thủy sản không rõ nguồn gốc, nhập lậu qua biên giới.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng thú y, quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thủy sản lưu thông trong nước; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển thủy sản không rõ nguồn gốc, vận chuyển trên xe chở khách, không cho phép tiếp tục lưu hành khi chưa thực hiện đầy đủ việc xử lý đối với hàng hóa và vệ sinh, khử trùng phương tiện vận chuyển.
 
Tại cuộc họp với các công ty nuôi cá tầm của Việt Nam do VASEP tổ chức, đại diện Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cho đến nay chưa có đơn vị nào đăng ký nhập khẩu cá tầm sống vào Việt Nam.
 
Theo Công ước Cites, muốn nhập khẩu cá tầm, đơn vị xuất khẩu phải có giấy phép của Cites nước sở tại cho phép xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu phải được Cites nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu, khi đó hàng mới được thông quan. Việc nhập lậu thông qua con đường tiểu ngạch cũng là lý do khó kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng này.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng Nhiều Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đã có hơn 20 năm nay, mang lại giá trị gần 4.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nghề này đang gặp khó khăn.

20/05/2014
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp

Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.

20/05/2014
Người Trồng Khoai Lang Tím Nhật Lại Điêu Đứng Người Trồng Khoai Lang Tím Nhật Lại Điêu Đứng

Năm 2013 có thể nói là năm “thắng lợi” đối với nhiều người trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bởi giá khoai luôn ở mức trung bình trên 800 ngàn đồng/tạ, có thời điểm “sốt giá” lên đến 1,3 triệu đồng/tạ.

20/05/2014
Trồng Sen Thu Nhập Cao Trồng Sen Thu Nhập Cao

Nhiều bà con nông dân gần xa đang rỉ tai nhau về mô hình trồng sen của anh Nguyễn Văn Chia, hội viên Chi hội Nông dân khu vực Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) cho hiệu quả kinh tế cao.

20/05/2014
Giá Bưởi Ổn Định Ở Mức Cao Giá Bưởi Ổn Định Ở Mức Cao

Theo nhà vườn trồng bưởi Nguyễn Tấn Tư, ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới (Đồng Tháp, giá bưởi 4 tháng đầu năm luôn ổn định ở mức cao. Bưởi da xanh tại thời điểm này, thương lái mua tại vườn loại I (1 trái từ 1kg trở lên) giá dao động từ 40.000 - 52.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm rồi.

20/05/2014