Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh biên giới gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Thú y... tăng cường kiểm soát chặt chẽ và xử lý triệt để các vụ nhập lậu thủy sản qua biên giới đặc biệt là cá tầm.
Bên cạnh đó, tăng cường điều tra nắm tình hình, đấu tranh và triệt phá các đối tượng đầu nậu, các địa điểm tập kết, thu gom thủy sản nhập lậu qua biên giới. Nghiêm cấm việc xác nhận để hợp thức hóa nguồn gốc đối với thủy sản không rõ nguồn gốc, nhập lậu qua biên giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng thú y, quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thủy sản lưu thông trong nước; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển thủy sản không rõ nguồn gốc, vận chuyển trên xe chở khách, không cho phép tiếp tục lưu hành khi chưa thực hiện đầy đủ việc xử lý đối với hàng hóa và vệ sinh, khử trùng phương tiện vận chuyển.
Tại cuộc họp với các công ty nuôi cá tầm của Việt Nam do VASEP tổ chức, đại diện Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Cho đến nay chưa có đơn vị nào đăng ký nhập khẩu cá tầm sống vào Việt Nam.
Theo Công ước Cites, muốn nhập khẩu cá tầm, đơn vị xuất khẩu phải có giấy phép của Cites nước sở tại cho phép xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu phải được Cites nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu, khi đó hàng mới được thông quan. Việc nhập lậu thông qua con đường tiểu ngạch cũng là lý do khó kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm mặt hàng này.
Related news

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.