Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống gà quý của Giàng thịt thơm, dai, ngọt đến miễn chê

Giống gà quý của Giàng thịt thơm, dai, ngọt đến miễn chê
Ngày đăng: 06/10/2015

Dù tốn khá nhiều công sức và thời gian để đi hàng trăm cây số vào tận các bản làng của huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) lùng mua và đem về con gà re chỉ nhỉnh hơn bắp chân người lớn, thế nhưng sau khi chế biến và thưởng thức, tất cả đều gật gù: Thật không phí công chút nào.

Theo lời của nhiều già làng ở Ba Tơ thì từ thuở xa xưa, gà re vốn của Giàng (trời) thả nuôi trong rừng. Sau đó được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa trở thành giống gà mà bà con đang nuôi ngày nay.

 

Đàn gà re giống với 3 màu đặc trưng.

Để bày tỏ lòng biết ơn, đồng bào thiểu số nơi đây lấy luôn tên dân tộc của mình đặt cho nó là gà Hre, mà người dân hay gọi tắt là gà re.

Khác với gà được thả nuôi ở đồng bằng hay gà của người Kinh trong vùng, chân gà re có 2 màu chì và vàng, hình dáng thấp, nhỏ với trọng lượng khi trưởng thành của nó trung bình khoảng 1,2 kg/con.

Thời gian nuôi gà re từ 7-12 tháng (gà ta thường chỉ nuôi từ 5-6 tháng).

Tuy có nguồn gốc là gà rừng, thế nhưng bộ lông của gà re không sặc sỡ, mà chỉ có 3 màu: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng).

Khoảng 15 năm về trước, khi các bản làng trong huyện còn cách trở với đồng bằng thì hầu như gia đình người Hre nào cũng nuôi giống gà này.

Ngoài làm thịt trong những dịp cúng giỗ, lễ hội thì gà re là vật không thể thiếu khi cúng Giàng và nhiều sự kiện trọng đại khác của cộng đồng người Hre.

Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều gia đình Hre không còn nuôi, dẫn đến giống gà re mất dần và trở nên rất hiếm.

Vì thế, dù giá bán của gà re có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không phải có tiền đã mua được loại gà đặc sản này.


Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực cứu chè Nỗ lực cứu chè

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

07/07/2015
Triển vọng từ cây dứa Cayenne Triển vọng từ cây dứa Cayenne

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

08/07/2015
Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

08/07/2015
Xuất khẩu 24 nghìn tấn vải thiều qua các cửa khẩu Lào Cai Xuất khẩu 24 nghìn tấn vải thiều qua các cửa khẩu Lào Cai

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.

08/07/2015
Nông dân phấn khởi vì bơ được mùa, được giá Nông dân phấn khởi vì bơ được mùa, được giá

Hiện nay, nông dân ở Đắc Lắc đang bước vào vụ thu hoạch bơ nên các hoạt động mua bán bơ diễn ra tấp nập tại các địa phương trong tỉnh. Năm nay, bơ được mùa lại được giá nên người trồng bơ hết sức phấn khởi.

08/07/2015