Khởi sắc cơ giới hóa trồng lúa ở Đồng Nai
Gần 100% diện tích đất trồng ở Đồng Nai đã được sử dụng các loại máy móc, thiết bị.
Hiện, trên địa bàn tỉnh gần 100% diện tích đất trồng lúa đã được sử dụng các loại máy móc, thiết bị để làm đất.
Đối với các loại cây trồng chủ lực, như cây ăn trái, tiêu, điều, cà phê phần lớn diện tích đã ứng dụng công nghệ tưới nước, bón phân qua đường ống…
Trong lĩnh vực chăn nuôi, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng cơ giới hóa: Máy móc vệ sinh, sát trùng chuồng trại, hệ thống cho ăn bán tự động, uống tự động và hệ thống làm mát chuồng trại.
Đối với hệ thống cung cấp máy nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở chuyên chế tạo, 53 cơ sở chuyên dịch vụ, sửa chữa, 87 cơ sở kinh doanh máy nông nghiệp và 129 cơ sở tổng hợp…
Ông Lê Văn Nha – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phát triển với tốc độ khá nhanh; cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhờ công tác cơ giới hóa được quan tâm đầu tư. Hiện trong trồng trọt từ khâu làm đất cho đến sau thu hoạch gần như đã được cơ giới hóa.
Mặc dù mức độ cơ giới hóa ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Đồng Nai đang được đẩy mạnh nhưng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Ở một số khâu ngành trồng trọt, tỷ lệ cơ giới hóa chưa nhiều, nhất là khâu thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Các cơ sở chăn nuôi nhỏ hầu hết vẫn sử dụng phương pháp thủ công nên nguy cơ ô nhiễm môi trường khá cao.
Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai Phạm Minh Đạo cho biết, sắp tới Đồng Nai sẽ đẩy mạnh hơn việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xem đây là khâu đột phá đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, hợp tác, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp - nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị ở khu vực nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.
Hiện nay tại địa bàn xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), các loại nấm bệnh trên cây mía đang bùng phát mạnh và có mức độ lây lan nhanh, khiến nông dân vô cùng lo lắng. Niên vụ mía 2013 - 2014, xã Sông Cầu có 395ha mía. Vì thế, việc xử lý các loại dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.
Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp
Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.