Khuyến Khích Nhập Tôm Giống Từ Singapore, Indonesia

Trước tình trạng chất lượng giống tôm thẻ chân trắng trên thị trường không đảm bảo do mang mầm bệnh, và để đảm bảo được nguồn giống tốt, Tổng cục thủy sản khuyến nghị doanh nghiệp nên nhập giống từ Singapore và Indonesia.
Khuyến nghị trên đã được đưa ra sau khi Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) đã lập đoàn kiểm tra tại một số công ty sản xuất tôm thẻ chân trắng xuất khẩu của Singapore và Indonesia thời gian gần đây. Theo kết quả, tất cả công ty được kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổng cục thủy sản.
Hiện tôm thẻ chân trắng giống của Singapore xuất qua 18 quốc gia khác nhau, trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng tôm bố mẹ đã được nhập khẩu là gần 81.500 con trong năm 2013.
Tôm bố mẹ đạt kích cỡ thương mại, con cái nặng khoảng 42 gram, con đực nặng 36 gram (sau 5 tháng nuôi) và có giá 65 đô la Mỹ/con nếu nhận hàng ở TPHCM. Còn số lượng tôm bố mẹ nhập từ Indonesia vào khoảng trên dưới 15.000 con trong năm 2013.
Lâu nay, doanh nghiệp thường nhập tôm thẻ bố mẹ từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giấy phép đảm bảo an toàn dịch bệnh là do các quốc gia xuất khẩu tôm giống cấp còn chuyện Việt Nam cử đoàn kiểm tra tại những quốc gia xuất khẩu tôm hầu như chưa có.
Trong những năm qua, lý do để con tôm thẻ chân trắng năm lần bảy lượt bị cơ quan chức năng làm khó khi chỉ cho nuôi thử nghiệm vào năm 2001, nhưng sau đó có chỉ thị cấm nuôi trước khi cho nuôi đại trà vào năm 2008 vì lo ngại tôm thẻ chân trắng sẽ lây bênh sang cho tôm sú.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác, từ khi được cho nuôi đại trà, chất lượng tôm giống bố mẹ không đảm bảo mà hầu như năm nào Tổng cục thủy sản đều ít nhất có một lần đưa ra cảnh báo sẽ phạt nặng doanh nghiệp nào sản xuất tôm thẻ chân trắng giống không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sau những cảnh báo này thì mọi việc đâu lại vào đó.
Related news

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đầu tư cho xã Phước Hưng với mức hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn dành cho cá da trơn như Cargill, có độ đạm cao (30 – 40%).

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 42,3% số dự án đã, đang triển khai thực hiện và đi vào hoạt động. Số dự án còn lại hiện đang gặp khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính… Thực tế này đang đòi hỏi các ngành, địa phương cần sớm có những giải pháp phù hợp để giúp nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương.

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm liên tục giảm và hiện chỉ còn 85.000-100.000 đồng/kg loại 100 con/kg; cộng với nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam bị đối tác Nhật, EU cảnh báo, thậm chí trả về do dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho nhiều người.

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.

Hằng năm, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cung cấp ra thị trường trên 850 tấn rau màu các loại. Tuy nhiên, khâu đóng gói, bảo quản rau màu của HTX còn hạn chế nên sản phẩm của HTX giá bán còn bấp bênh. Việc đầu tư hoàn thiện quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản được xem là yêu cầu cấp bách để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau màu của HTX.