Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, những ngày qua trên các trà lúa Thu Đông xuất hiện nhiều loại sâu hại như bệnh bạc lá, đạo ôn lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, sâu phao, rầy nâu, chuột, ốc bưu vàng…
Đáng lo ngại hơn, tình hình thời tiết nắng nóng gây gắt vào ban ngày, sương mù, trời lạnh về đêm, ít mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu hại bùng phát và lây lan nhanh, nhất là đối với trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, lúa kém phát triển sẽ dễ nhiễm bệnh bệnh bạc lá lúa.
Theo ngành chuyên môn, tác nhân gây bệnh bạc lá lúa, hay còn gọi là cháy bìa lá, là do vi khuẩn.
Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác chưa đúng, đặc biệt bón phân thừa đạm trong quá trình sản xuất; một số giống lúa dễ bị nhiễm loại bệnh này, sự chủ quan, nhận diện sai bệnh của bà con nông dân đã khiến bệnh cháy bìa lá lúa có điều kiện tồn tại và ngày càng phát triển.
Bệnh bạc lá có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, từ giai đoạn mạ đến trổ chín. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng sâu, độ ngập nước cao; và trong điều kiện thời tiết có độ ẩm lớn, nhiệt độ ban đêm thấp, sáng sớm có nhiều sương mù. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trổ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, hạt lép và làm giảm năng suất tới 25 - 50%.
Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống được khoảng 50.000 ha lúa Thu Đông. Lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và trổ - chín. Đây là thời điểm dễ xuất hiện nhiều đối tượng dịch hại; trong đó, đáng quan tâm là bệnh bạc lá đã phát sinh và gây hại tại nhiều địa phương.
Ngành nông nghiệp ghi nhận toàn tỉnh có gần 100 ha lúa Thu Đông bị nhiễm bệnh bạc lá và đang có chiều hướng tăng nhanh, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20% bông trên các trà lúa trổ - chín. Ngoài ra, hơn 2.000 ha lúa nhiễm các sinh vật gây hại bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, sâu phao, chuột, ốc bưu vàng cắn phá.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.
Vụ mía 2012 - 2013, nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gặp không ít khó khăn do giá bán thấp. Trong khi, chi phí đầu tư tăng cao nên nông dân ít lợi nhuận. Tuy nhiên, có không ít hộ đã biết cách để nâng cao chất lượng mía, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trong nhiều ngày qua, hàng tấn cá nuôi trong các lồng bè của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chết ngửa bụng, phơi trắng một vùng vịnh và bốc mùi hôi thối. Thiệt hại lớn khiến các hộ dân hết sức lo lắng vì số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng.
Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Thời điểm này, nông dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bước vào thu hoạch lứa rau cần đầu tiên, năng suất bình quân đạt hơn 1 tấn/sào, với giá bán 8 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 7 triệu đồng/sào.