198 Ha Cao Su Ở Dầu Tiếng Nhiễm Nấm Corynespora

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.
Qua điều tra, toàn huyện Dầu Tiếng hiện có 198 ha cao su bị nhiễm bệnh vàng rụng lá. Để khống chế nấm bệnh lây lan trên diện rộng, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dầu Tiếng khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây, gom lá để tiêu hủy nhằm tránh lây lan, bón phân cân đối hợp lý, tăng thêm kali từ 60 - 70kg/ha, ngưng thu hoạch hoặc thu hoạch theo chế độ D3, không bôi thuốc kích thích…
Khi phát hiện bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra, cần sử dụng thuốc Hexaconazole hoặc Carbendazim với liều 2 - 3 lít/1.000 lít nước và 2 lít thuốc bám dính dùng vòi áp suất cao phun đều lên tán lá cây.
Có thể bạn quan tâm

Sau thông tin về “con gà cõng 14 loại phí, lệ phí”, “con lợn gánh hơn 50 loại phí, lệ phí”, “giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực 1 ngày”..., Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo rà soát và “cắt bỏ hết những phiền hà trong thẩm quyền của bộ”.

Hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê 2015-2016 với tâm lý buồn rầu.

Câu chuyện thực tế của trái thanh long Việt Nam và những chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cho thấy những điểm yếu “cốt lõi” của ngành nông nghiệp Việt Nam: Quá nhiều, quá nguy hiểm.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2014, mặt hàng điều lại tăng trưởng khả quan.

Các bà nội trợ đều đặt câu hỏi này nhưng tìm câu trả lời không dễ. Bởi vậy, nhiều người phải dáo dác tìm mua thực phẩm mọi nơi, mọi nguồn mà họ tin là sạch.