Góp Phần Thực Hiện Tiêu Chí Môi Trường
Hội Nông dân (HND) xã Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn) là một trong những điển hình của địa phương trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Xã Tam Quan Nam là địa phương XDNTM đến năm 2020, song đến cuối năm 2013 xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, đặc biệt trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường. Để đạt được tiêu chí này, có vai trò tích cực của Hội Nông dân xã và hội viên nông dân (HVND) toàn xã.
Ông Nguyễn Trọng Tốt, Chủ tịch HND xã Tam Quan Nam, cho biết: Để góp phần cùng với các tổ chức đoàn thể thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, Hội đã xác định công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức BVMT cho cán bộ, HVND phải đi trước một bước.
Hội còn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của bà con trước thực trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt để xây dựng các kế hoạch tuyên truyền vận động phù hợp.
Bắt đầu từ năm 2011, HND xã đã phát động triển khai xây dựng mô hình “Nông dân xã Tam Quan Nam chung tay BVMT” tại thôn Trung Hóa.
Vận động HVND đóng góp tiền, ngày công mua vật liệu đúc 20 bi bê tông đựng rác thải đặt tại cánh đồng của thôn để thu gom các chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hạn chế được việc vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV tùy tiện, bừa bãi. Năm 2012, Hội tiếp tục nhân rộng mô hình này ra 6 thôn còn lại.
Đến nay, trên khắp cánh đồng của xã đã được bố trí 160 bi chứa rác với tổng kinh phí xây dựng gần 50 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của ngân sách xã, HND huyện, và HVND trong xã đóng góp.
Cùng với việc vận động xây dựng bi rác trên đồng ruộng, Hội phát động toàn thể cán bộ hội và gia đình hội viên gương mẫu xây dựng mỗi hộ 1 hố rác kiên cố; đến cuối năm 2013 toàn xã đã có 90% hộ có hố rác gia đình. Hội còn phát động và phân công 7 chi hội nông dân tại các thôn đảm nhận quản lý 1 tuyến đường tự quản về vệ sinh môi trường.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, được Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn chuyển giao mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, Hội đã vận động 10 hộ tham gia. Qua gần một năm thực hiện đã hạn chế được tình trạng này.
Ngoài ra, HND xã còn phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể địa phương vận động HVND tự nguyện hiến 21.886 m2 đất, tham gia 3.202 ngày công, đóng góp 3,5 tỉ đồng để mở rộng mặt bằng và bê tông hóa 13,5 km đường giao thông liên thôn; xây dựng 2,5 km kênh mương; xây dựng 4 nhà văn hóa thôn; mở rộng, cứng hóa 2,8 km đường nội đồng. Đây chính là động lực mạnh mẽ, tạo nền tảng giúp địa phương sớm thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.
UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa có thông báo kết luận về việc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu).
Bước vào mùa cải tạo ao vuông, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu tập trung sên vét chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, việc cải tạo ao vuông quanh năm và áp dụng những quy định mới như hiện nay làm người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất.
Những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Năm ở ấp Mỹ Bình, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi theo khuyến cáo của ngành thú y, nên duy trì được đàn heo sinh sản và heo thịt cho lợi nhuận khá.
Vì còn nhiều thời gian chuẩn bị, người trong cuộc ngành chăn nuôi Việt Nam tự tin còn nhiều cơ hội để thắng, chí ít là không thua trên sân nhà.