Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, những ngày qua trên các trà lúa Thu Đông xuất hiện nhiều loại sâu hại như bệnh bạc lá, đạo ôn lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, sâu phao, rầy nâu, chuột, ốc bưu vàng…
Đáng lo ngại hơn, tình hình thời tiết nắng nóng gây gắt vào ban ngày, sương mù, trời lạnh về đêm, ít mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu hại bùng phát và lây lan nhanh, nhất là đối với trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, lúa kém phát triển sẽ dễ nhiễm bệnh bệnh bạc lá lúa.
Theo ngành chuyên môn, tác nhân gây bệnh bạc lá lúa, hay còn gọi là cháy bìa lá, là do vi khuẩn.
Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác chưa đúng, đặc biệt bón phân thừa đạm trong quá trình sản xuất; một số giống lúa dễ bị nhiễm loại bệnh này, sự chủ quan, nhận diện sai bệnh của bà con nông dân đã khiến bệnh cháy bìa lá lúa có điều kiện tồn tại và ngày càng phát triển.
Bệnh bạc lá có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, từ giai đoạn mạ đến trổ chín. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng sâu, độ ngập nước cao; và trong điều kiện thời tiết có độ ẩm lớn, nhiệt độ ban đêm thấp, sáng sớm có nhiều sương mù. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trổ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, hạt lép và làm giảm năng suất tới 25 - 50%.
Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống được khoảng 50.000 ha lúa Thu Đông. Lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và trổ - chín. Đây là thời điểm dễ xuất hiện nhiều đối tượng dịch hại; trong đó, đáng quan tâm là bệnh bạc lá đã phát sinh và gây hại tại nhiều địa phương.
Ngành nông nghiệp ghi nhận toàn tỉnh có gần 100 ha lúa Thu Đông bị nhiễm bệnh bạc lá và đang có chiều hướng tăng nhanh, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20% bông trên các trà lúa trổ - chín. Ngoài ra, hơn 2.000 ha lúa nhiễm các sinh vật gây hại bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, sâu phao, chuột, ốc bưu vàng cắn phá.
Related news

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm và nhân giống thành công gà Sao thương phẩm (hay còn gọi là sao Lôi, gà Nhật, gà Phi hay chim trĩ châu Phi).

Trong vụ 1 nuôi tôm chân trắng năm 2013, người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thả nuôi 2.000 ha, chiếm 50% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Những địa phương có diện tích thả nuôi lớn là: Ninh Hòa, Vạn Ninh. Vụ nuôi này, người nuôi tôm đã có sự đầu tư, quản lý chặt từ con giống đến môi trường nước, chất lượng thức ăn.

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.