Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ
Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, lý do có khuyến cáo người nuôi cá chỉ nuôi khi có hợp đồng là hiện nay Hiệp hội cá tra Việt Nam đang chuẩn bị có văn bản kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều kiện cho người nuôi được vay vốn ngân hàng nếu có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy.
“Hiện nhiều hộ nuôi cá treo ao vì thiếu vốn để nuôi trở lại, trong khi, giá trị của đất làm ao nuôi không cao nên khó vay được tiền ngân hàng. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam muốn kiến nghị ngân hàng cho người nuôi nếu có hợp đồng bán cá với nhà máy được vay tiền và sau khi bán cá các nhà máy sẽ chuyển tiền trả lại cho ngân hàng”, ông Thắng nói.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong quí 1-2013, sản lượng cá tra thu hoạch các địa phương hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, Đồng Tháp sản lượng ước đạt hơn 53.000 tấn, giảm 6,5%, Bến Tre ước chỉ ở mức 18.500 tấn, giảm 48,6%. Sản lượng cá tra tại Cần Thơ ước đạt 12.100 tấn, giảm 33,7% và Tiền Giang chỉ ở mức 6.700 tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ. Giá cá tra cũng giảm trong thời gian này nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm.
Ông Thắng cho biết, ngoài việc kiến nghị được vay vốn khi có hợp đồng mua - bán cá tra thì hiệp hội cá tra cũng kiến nghị thời gian vay vốn ngân hàng của người nuôi cá tra và các nhà máy chế biển thủy sản từ 8 tháng đến 12 tháng, tức là kết thúc một chu kỳ nuôi và chế biến xuất khẩu.
Trên thực tế việc có hợp đồng tiêu thụ cá tra giữa người nuôi và các nhà máy chế biến đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua khi giá nguyên liệu trên thị trường cao hơn giá bán trong hợp đồng người nuôi thường phá vỡ hợp đồng để bán cho nhà máy khác, còn khi giá thấp hơn trong hợp đồng các nhà máy lại không mua.
Có thể bạn quan tâm
Sau ca cao và mắc ca, đến lượt cao lương, sachi được các doanh nghiệp đưa về Việt Nam kèm theo lời giới thiệu "có cánh" như vua của các loài hạt, siêu thực phẩm, cây "tỷ đô"...
Sau khi xuất khẩu thành công quả vải thiều sang Mỹ, Việt Nam đang xúc tiến chuẩn bị để xuất khẩu quả nhãn lồng sang thị trường khó tính này trong tháng 8.
Tháng 7, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản đã có sự phục hồi, tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tình hình xuất khẩu nông sản vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Sau khi trừ chi phí, nhà vườn thu nhập mỗi công táo hồng đạt từ 30- 40 triệu đồng.
Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015-2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.