Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư dân U Minh phấn khởi với nghề câu mực ốc

Ngư dân U Minh phấn khởi với nghề câu mực ốc
Ngày đăng: 12/05/2015

Anh Lê Văn Thanh, ấp 3, xã Khánh Hội, chia sẻ: “Trước đây, tôi làm nghề kéo lưới mực với cào. Một lần tình cờ, tôi quen được người bạn ở tỉnh Kiên Giang làm nghề câu mực ốc. Qua hỏi thăm thấy hiệu quả nên tôi nhờ người bạn này hướng dẫn thực hiện. Thật bất ngờ là nghề này không chỉ phù hợp với ngư dân ở cửa biển Khánh Hội, ít tốn thời gian, dễ thực hiện mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðặc biệt là không tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật biển khác khi khai thác”.

Ðể câu được mực tua, ngư dân sử dụng 1 dây gường chính dài từ 300 - 500m có cột phao ở 2 đầu. Trên sợi dây ấy cứ khoảng cách 1m có 1 sợi dây nhánh dài khoảng 0,5 m buộc chặt vào miệng vỏ con ốc biển rồi đem đi thả. Do lòng ốc biển rộng nên rất thích hợp cho mực vào đó trú ngụ. Theo đó, mực tua râu ngắn chui vào vỏ ốc biển và cứ thế ngư dân kéo vỏ ốc lên để bắt mực. Với cách làm này, trung bình mỗi đêm 1 ghe câu mực ốc thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng, có khi trúng mỗi đêm thu nhập hơn 10 triệu đồng.

Ông Phan Thế Ẩn, ngư dân hành nghề câu mực ốc ở ấp 4, xã Khánh Hội, vui mừng cho biết: “Lúc đầu thấy vài anh em làm nghề, tôi không tin là vỏ ốc ấy lại có thể bắt được mực. Sau vài lần tham khảo, thấy anh em làm hiệu quả nên tôi cũng bắt chước làm theo. Cách khai thác này hiệu quả khá cao, vừa ít tốn công lại dễ thực hiện. Mình không phải ngồi ôm cần câu sáng đêm như lúc trước, vừa buồn ngủ, vừa mệt mỏi. Cũng không cần đông ngư phủ như trước đây, mỗi sợi dây chính chỉ cần 2 người là được. Kể từ khi chuyển qua cách làm này, ghe của tôi với 3 sợi dây chính dài hơn 1.300m, trung bình mỗi đêm thu hoạch từ 7 - 10 triệu đồng, sau khi chia cho anh em mình cũng còn kha khá nên phấn khởi lắm”.

Trước hiệu quả của nghề câu mực mới này, hiện nay nhiều ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội đang khẩn trương chuyển đổi sang nghề này thay cho nghề khai thác truyền thống. Trên địa bàn có hơn 20 phương tiện làm nghề câu mực ốc, hầu hết các phương tiện này trước đây đều hành nghề cào và kéo lưới mực, không chỉ khai thác kém hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản.

Ông Lê Quốc Linh, ở ấp 3, xã Khánh Hội, cho biết: “Tôi và hầu hết ngư dân ở đây khai thác đánh bắt chủ yếu là phương tiện nhỏ và vừa nên trước đây, dù biết đánh bắt gần bờ là trái với quy định của pháp luật, làm hại đến nguồn lợi thuỷ sản nhưng vì mưu sinh buộc mình phải làm. Chính vì thế, khi có nghề câu mực này thấy hiệu quả lại bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản nên chuyển qua liền. Làm được hơn 2 tháng nay, thấy hiệu quả hơn trước rất nhiều nên tôi phấn khởi lắm”.

Hiệu quả là vậy, tuy nhiên hiện nay nghề câu mực ốc ở Khánh Hội vẫn tự phát, chưa có sự quản lý, kiểm soát và đầu tư, hướng dẫn của ngành chức năng về cách thức khai thác để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội rất cần sự quan tâm, đầu tư của các ngành chức năng, hỗ trợ ngư dân vốn để đầu tư phương tiện, kỹ thuật. Một khi nghề câu mực ốc được quan tâm đầu tư đúng mức không chỉ góp phần tích cực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường, giúp ngư dân phát triển kinh tế gia đình mà còn góp phần cùng với địa phương khai thác thuỷ sản một cách hiệu quả và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định) Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định)

Chiều tối 31.1, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã thả con rùa biển dài 50cm, ngang 30cm và cân nặng khoảng 5kg, do hai bà Nguyễn Thị Điền (55 tuổi) và Phan Thị Lâm (52 tuổi, cùng ở phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; hành nghề thu mua hải sản tại Cảng cá Quy Nhơn) bàn giao về vùng biển Quy Nhơn.

02/02/2015
Phòng Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Cho Đàn Trâu Phòng Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Cho Đàn Trâu

Bệnh tiên mao trùng khiến trâu bị thiếu máu, suy nhược, giảm sức sản xuất, giảm hoặc mất khả năng sinh sản, mắc bệnh nặng rất dễ chết. Việc nghiên cứu cách phòng trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu là một giải pháp khả quan giúp người nông dân biết cách phòng và chữa bệnh cho đàn trâu.

02/02/2015
Vĩnh Long Nuôi Gà Nòi Mùa Tết Vĩnh Long Nuôi Gà Nòi Mùa Tết

Cận tết, nhiều người đổ xô về vùng quê để “săn” gà nòi. Họ chủ yếu tìm gà nòi đá trong dịp Tết hoặc bán lại cho những tay đá gà chuyên nghiệp ở TP Hồ Chí Minh lấy lời. Nhiều người dân “thức thời” nuôi gà nòi để cận Tết “xuất chuồng” và chỉ cần vài con gà chiến là bán đủ tiền tiêu xài trong dịp Tết.

02/02/2015
Cây Cảnh Từ Thú Chơi Đến Làm Giàu Cây Cảnh Từ Thú Chơi Đến Làm Giàu

Với nhiều người, sau mỗi ngày làm việc vất vả thì không có gì thú vị hơn việc được nhâm nhi tách trà nóng, mạn đàm chuyện thế thái nhân tình và ngắm cảnh sắc thiên nhiên thu gọn trong những chậu cảnh muôn hình vẻ… Cũng từ cây cảnh, nhiều người đã kiếm bộn tiền.

02/02/2015
Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Máy Thức Ăn Chăn Nuôi Spotlight Cái Mép Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Máy Thức Ăn Chăn Nuôi Spotlight Cái Mép

Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 30 tháng 01 năm 2015 - Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Spotlight chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản suất thức ăn chăn nuôi. Nhà máy tọạ lạc trên diện tích 3 ha tại KCN Cái Mép, xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng công suất nhà máy là 150.000 tấn/năm. Trong đó, thức ăn chăn nuôi 100.000 tấn/năm và thức ăn thuỷ sản là 50.000 tấn/năm. Với tổng chi phí đầu tư khoảng 12.5 triệu USD, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016.

03/02/2015