Khu chăn nuôi tập trung thu hút nhiều trang trại
Nhiều trang trại đang quan tâm đầu tư vào khu quy hoạch chăn nuôi tập trung
Cụ thể, 4 huyện gồm Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ được chọn làm điểm.
Đến nay, huyện Thống Nhất đã đầu tư được 12 km đường giao thông và 20 km đường điện tại 5/10 vùng quy hoạch tập trung đã thu hút được 138 hộ chăn nuôi, thành lập 1 hợp tác xã chăn nuôi với 20 thành viên.
Chỉ riêng khu quy hoạch chăn nuôi tập trung trên địa bàn xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất) đã thu hút được 20 trang trại chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp với quy mô lớn vào đầu tư.
Khu này có diện tích khoảng 180 ha với cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
Huyện Trảng Bom thu hút khoảng 9 trang trại đầu tư vào 2 khu quy hoạch thí điểm; huyện Xuân Lộc thu hút 5 trang trại.
Các địa phương đang rất quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút thêm chủ đầu tư vào khu quy hoạch này.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, nhiều nông dân ở huyện Bình Đại đang vui niềm vui được mùa tôm thẻ chân trắng. Anh Lê Hoàng Vũ ngụ xã Bình Thới (huyện Bình Đại) cho biết, gia đình anh vừa thu hoạch ao tôm rộng 3.000 m2, sản lượng đạt 2,7 tấn.
Ông Nguyễn Thành Sinh ở khu phố Trung Thắng, phường Bình Thắng (TX. Dĩ An - Bình Dương) thời gian qua được nhiều người dân ở khu phố biết đến vì có cách làm ăn mới mang lại hiệu quả cao. Ông là hội viên nông dân (ND) tiêu biểu tham gia tích cực các phong trào của hội ở địa phương và thành công trong việc thực hiện mô hình nuôi dế thương phẩm.
Giá cam sành luôn ở mức cao và ổn định trong thời gian qua làm cho nhiều nhà vườn ở xã Đại Thành, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) có nguồn thu nhập cao và ổn định. Cá biệt có nhiều nhà vườn kiếm được tiền tỉ mỗi năm nên không ít người dân đã chuyển đổi sản xuất.
Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.
Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.