Nghệ An Bắt Được Cá Mặt Trăng Có Trọng Lượng Hơn 5 Tạ

Trong lúc đang đánh bắt cá ở trên biển, tàu cá NA 90390 TS do anh Nguyễn Minh Vương, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng đã phát hiện con cá mặt trăng quý hiếm hơn 5 tạ sa vào lưới.
Theo anh Nguyễn Văn Vương thì, vào ngày 21/8 khi đang đánh bắt ở 107 độ 01 phút vĩ Bắc, 18 độ 30 phút kinh Đông thuộc vùng biển tỉnh Hà Tĩnh thì tàu anh Vương bất ngờ gặp một con cá lạ lớn sa lưới.
Ngay lập tức, anh Vương và các ngư dân trên tàu cùng vây lại để tìm cách đưa con cá lạ này lên bờ. Sau 2 tiếng đồng hồ, cả tàu mới tiến hành vớt được con cá lớn lên thuyền. Ngay khi con cá khủng trục vớt lên thuyền được xác định là cá mặt trăng quý hiếm với trọng lượng hơn 5 tạ, dài 2,5m, rộng 2,5 m.
Đến sáng ngày 23/8, con cá mặt trăng có trọng lượng hơn 5 tạ này đã được ngư dân đưa về cảng Lạch Quèn cập bến.
Khi đánh bắt trở về chủ tàu đã liên hệ với chính quyền địa phương và bảo tàng thiên nhiên Việt Nam để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Theo đánh giá các thuyền viên địa phương thì đây là con cá lớn nhất từ trước đến nay đánh bắt được tại địa phương để hiến tặng cho công tác nghiên cứu.
Cá mặt trăng có tên khoa học là Molamola, thường có thân hình bầu dục rất đẹp. Loài cá này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ và bảo tồn.
Có thể bạn quan tâm

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.