Lai Tạo Đàn Bò
Những năm qua, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Điện Bàn đã triển khai cung ứng các loại tinh bò nhằm đẩy mạnh chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò.
Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.
Lão nông Nguyễn Tấn Hùng, trú thôn Thi Phương, xã Điện Phong chia sẻ, các giống bò lai nhóm máu ngoại nếu được chăm sóc đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng có khả năng tăng trọng từ 8 lạng đến 1kg/con/ngày. Chỉ cần một năm nuôi dưỡng, bò đạt trọng lượng trên 250kg/con trở lên.
Với giá cả như hiện nay, mỗi con bò thu về 30 - 50 triệu đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, người chăn nuôi lãi trên 20 triệu đồng.
Nhận thấy áp dụng phương pháp truyền tinh nhân tạo cho đàn bò đạt hiệu quả cao, đến nay, nó đã nhanh chóng lan tỏa rộng khắp đến các xã vùng đông của huyện. Lão nông Võ Văn Khương, ở thôn Tứ Hà của xã Điện Ngọc cho biết, gia đình ông đang nuôi 2 bò nái giống bò vàng Việt Nam.
Trong đó, một con được phối tinh nhân tạo từ giống bò nhóm máu ngoại Droughmaster và một con cho nhảy trực tiếp với giống bò ở địa phương. Sau khi đẻ, con bê lai giống máu bò Droughmaster mới 2 tháng tuổi đã cân nặng được 90kg, còn con bê nhảy trực tiếp nuôi 3 tháng tuổi nhưng chỉ cân nặng 77kg.
Theo ông Phạm Thành Chung, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm Điện Bàn, hàng năm, đơn vị đã cung cấp 3.500 - 4.000 liều tinh nhóm máu ngoại chất lượng cao cho các hộ chăn nuôi. Riêng 8 tháng đầu năm nay, số tinh bò nhóm máu ngoại được trạm điều phối trên 2.000 liều.
Kết quả thực tế mang lại góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy nhanh chóng chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò cả về chất lượng lẫn số lượng. Được biết, Điện Bàn hiện có khoảng 40 nghìn con bò, trong đó tỷ lệ bò lai nhóm máu ngoại chiếm 85% tổng đàn.
Có thể bạn quan tâm
Theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Đông Hiếu, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao của xóm Đông Du 1. Con đường bê tông thoáng rộng nối liền các tổ liên gia trong xóm được bao bọc bởi những vườn thanh long, vườn tiêu, vườn rau ngót xanh ngút ngát.
Chưa vào chính vụ, nhưng giá tỏi ở Lý Sơn giảm thê thảm. Cả đảo Lý Sơn vụ này trồng khoảng 360 ha tỏi. Mỗi năm một vụ, nông dân đặt bao kỳ vọng vào cây tỏi, thế mà nay đang phải đối diện với nguy cơ thua lỗ.
Hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa là 1.900 ha, trong đó diện tích chuyên nuôi 1.422 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác năm 2013 đạt 5.500 tấn. Nhiều nơi có diện tích nuôi thả lớn như Đầm Ao Châu– thị trấn Hạ Hòa; Ngòi Vần - xã Hiền Lương; đầm Chì, đầm Móng Hội xã Lâm Lợi, đầm Chính Công...
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại nên tổng diện tích lúa chiêm xuân của huyện bị thiệt hại xấp xỉ 570ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 334,3ha (lúa lai 75,6ha, lúa thuần 247,1ha); diện tích bị thiệt hại trên 70% là 261,5ha (lúa lai 14,4ha, lúa thuần 247,1 ha).
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã có bước phát triển ổn định. Nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất được xây dựng, triển khai, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.