Không Để Nông Dân Khổ Vì Mất Mùa

“Chúng tôi quyết không để cho nhân dân phải khổ vì mất mùa do những diễn biến bất thường của thời tiết”. Đó là lời tâm sự của ông Lê Thế Việt - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã (Thanh Hóa).
Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ
Với phương châm: “Coi lợi ích của nông dân là cốt lõi”, sau hơn 40 năm đi vào hoạt động, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...
Trao đổi với NTNN, ông Lê Thế Việt - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty cho biết: “Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, công ty đã xây dựng, sửa chữa và đưa vào hoạt động hiệu quả một số các công trình thủy lợi: Kiên cố kênh chính trạm bơm Hoằng Khánh, trạm bơm Cống Phủ, trạm bơm Xa Loan và hệ thống công trình đông kênh De... Sự đồng thuận của cán bộ, công nhân viên – lao động đã góp một phần không nhỏ trong việc điều hành, phục vụ tưới tiêu 63.000ha đất nông nghiệp…”.
Thành quả đáng tự hào
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã đang quản lý và vận hành 95 trạm bơm tưới, tiêu; 344 máy có lưu lượng từ 700 - 8.700m3/giờ; các cống có lưu lượng từ 1 - 92m3/s gồm 560 cái); hệ thống kênh bao gồm từ cấp 1-3 có 16 kênh với chiều dài 610 km, kiên cố 223km đạt 36,5%...
Để khích lệ người lao động hăng say sản xuất, hàng năm công ty thường xuyên tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, trong đó phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã giúp công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng. Tiêu biểu: Sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quản lý điện năng, giúp giảm chi phí trên 200 triệu đồng/năm; sáng kiến trong lắp van tự mồi cho máy bơm, sáng kiến trong công tác tưới tiêu tiết kiệm, giảm chi phí trên 300 triệu đồng/năm...
Những đóng góp to lớn của tập thể cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã Thanh Hóa đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận với nhiều thành tích đáng tự hào: Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng tặng cờ luân lưu; năm 1986 – 1990, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 1997, Công đoàn ngành NNPTNT Việt Nam tặng cờ thi đua; năm 2001 Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì; năm 2010, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
Có thể bạn quan tâm

Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 2.000ha, sản lượng trung bình đạt gần 300 ngàn tấn/ năm. Ông Vy Văn Tuyến ở thị trấn Đồng Bành (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 1.000 gốc na cho biết: “Năm ngoái giá na loại to đẹp chỉ 25.000 đ/kg, nhưng năm nay lên tới 35.000 – 40.000 đ/kg, loại trung bình có giá từ 25.000 – 28.000 đ/kg nên người dân vui lắm”.

Dịch LMLM gia súc đã tái phát tại các xã Đạ Chais, Đạ Sar và thị trấn Lạc Dương (Lâm Đồng) từ trung tuần tháng 5/2013 tới nay và đang có nguy cơ tiếp tục lây lan.

Hồi 1 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 127,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippines) khoảng 650km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.