Chuyện làm kinh tế tập thể ở Tam Nông

Toàn huyện hiện có 38 hợp tác xã (HTX); trong đó, có 32 HTX nông nghiệp, với tổng nguồn vốn điều lệ 67 tỷ đồng và 6 HTX phi nông nghiệp, với vốn điều lệ trên 8,3 tỷ đồng. Qua kiểm tra thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014, tổng lợi nhuận của 29 HTX nông nghiệp trên 7,3 tỷ đồng và chia lãi cho thành viên gần 4,5 tỷ đồng… Nổi bật, HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường đã có lợi nhuận phân phối cho các thành viên tăng hằng năm. Năm 2014, lợi nhuận phân phối tăng lên 1,19 tỷ đồng, mức chia lãi cho thành viên là 705 triệu đồng...
Bên cạnh đó, ở Tam Nông còn có Quỹ Tín dụng nhân dân An Long hoạt động trên địa bàn 5 xã An Long, An Hòa, Phú Ninh, Phú Thành A và B thu hút 1.935 thành viên tham gia. Ông Lê Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện Tam Nông cho biết: “Năm qua, hoạt động của các HTX đã dần đi vào chiều sâu, ổn định. Xây dựng được nhiều cánh đồng liên kết ở 11 HTX nông nghiệp và 3 Tổ hợp tác, với tổng diện tích gần 12.000ha. Theo đánh giá, đã có 7 HTX xếp loại tốt, 17 HTX đạt khá, 8 HTX xếp loại trung bình và chỉ còn 2 HTX xếp loại yếu kém”.
Hơn 10 năm thực hiện kinh tế hợp tác và HTX tại huyện Tam Nông, mô hình kinh tế tập thể đã đạt được kết quả khả quan. Đặc biệt, các khâu làm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức cánh đồng liên kết sản xuất lúa theo hướng hiện đại gắn hợp đồng cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp đã làm tăng giá trị lợi nhuận cho nông dân… Theo kế hoạch, thời gian tới, huyện Tam Nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đề án kinh tế tập thể của huyện; phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện sẽ củng cố 12 HTX thực hiện đề án liên kết chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi hoạt động của 25 HTXNN đủ điều kiện theo Luật HTX năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.

Sau bao năm vất vả, giờ đây thành công đã nở nụ cười với ông - đó là câu chuyện vượt khó làm giàu của cựu chiến binh (CCB) Lò Văn Ít ở bản Na Hát, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), người đang sở hữu một “cơ ngơi” khiến nhiều người trong bản phải ngưỡng mộ với mô hình VAC mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.