Miệt vườn chín đỏ chôm chôm ngọt mát

Đầu mùa mưa, khi gió Nam thổi vào đất liền cũng là lúc những vườn chôm chôm ở Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) chín đỏ. Du khách đến đây được đi trong vườn trái chín lúc lỉu, được nếm vị ngọt đậm đà và làm quen với những người dân hồn hậu.
Xứ sở chôm chôm
Xã Bình Hòa Phước nổi tiếng từ lâu với những vườn chôm chôm chất lượng ngon, khi chín màu đỏ tươi, vị ngọt đậm đà, không dính hạt được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 7, tháng 8, đến Bình Hòa Phước chỉ thấy trên là trời, dưới là chôm chôm.
Trò chuyện với ông Cao Văn Ri - Chủ nhiệm Hợp tác xã Chôm chôm Bình Hòa Phước, ông cho biết: “Chôm chôm của hợp tác xã chúng tôi đã được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP - tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc. Chính vì sản xuất đúng quy trình, được chăm sóc theo đúng kỹ thuật và đặc biệt là nguồn thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Hòa Phước rất phù hợp với cây chôm chôm nên sản phẩm của người làm vườn nơi đây được khắp nơi đón nhận”.
Cầm một chùm chôm chôm mới ngắt từ trên cây xuống, du khách sẽ thấy như được chiêm ngưỡng một tạo vật xinh đẹp của trời đất. Màu đỏ của chôm chôm cứ rực lên như những đốm lửa nhỏ, khẽ tách lớp vỏ ra sẽ gặp một hòn ngọc trong vắt, cắn ngập răng vị ngọt mát rất thanh, nhai lớp cùi giòn, tách hạt dễ dàng, bạn sẽ hiểu vì sao chôm chôm lại trở thành đặc sản và nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Hiện nay, chôm chôm đang mang lại nguồn thu lớn cho các nhà vườn. Bác Đào Văn Trang – một chủ nhà vườn cho biết, chôm chôm ở đây không lo bị ế, chỉ lo không có hàng để bán. Cuộc sống người trồng vườn cũng nhờ vậy mà khấm khá hơn.
Xuôi dòng sông Tiền
Đi xe ô tô từ TP.HCM khoảng hơn 3 tiếng là xuống đến Vĩnh Long, sau khi nghỉ ngơi, bạn có thể lên xuồng, đò máy xuôi dòng sông Tiền để đến với các vườn cây ăn trái ven sông. Chỉ cần mua vé từ 30.000 -50.000 đồng/người, bạn sẽ được thỏa thích ăn đến kỳ no những loại trái cây trong vườn như chôm chôm, ổi, xoài, vú sữa, nhãn, mãng cầu… Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua về làm quà, nhà vườn cũng sẽ bán với giá rất phải chăng.
Ai đã từng đến vùng đất trù phú này chắc chẳng thể quên hình ảnh những chùm chôm chôm chín rộ với màu đỏ tươi đầy sức sống. Từ nhiều năm qua, mỗi dịp hè đến, các nhà vườn cây trái ở Vĩnh Long lại thu hút rất nhiều du khách.
Chị Bùi Hoa Lê My - một du khách đến từ Đồng Nai cho biết: “Tôi thích đi du lịch miệt vườn bởi không có gì thích thú hơn khi được hái trái cây từ trên cây xuống, thưởng thức ngay dưới gốc trong những khu vườn rộng dài hàng mẫu đất rộn rã tiếng chim kêu. Cảm thấy mình được hòa vào thiên nhiên, thật vô cùng sung sướng”. Sau khi trải nghiệm du lịch ở miệt vườn, bạn có thể đi xuồng để khám phá những ẩm thực kỳ thú khác của vùng sông nước. Cá tai tượng chiên giòn chấm mắm me, lẩu bông súng, lẩu cá kèo, lẩu cua đồng, bánh ít, bánh xèo, chuột đồng xào lá cách, gỏi sầu đâu, khô rắn, khô cá, cá lóc nướng trui… là những đặc sản mà bạn không thể bỏ qua.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân thu được hiệu quả kinh tế cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình nuôi ếch kết hợp thả cá nên nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từng bước cải thiện kinh tế, ổn định thu nhập gia đình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá mới, người dân tự phát mở rộng diện tích thả nuôi, nên trong quá trình sản xuất còn gặp khó khăn và rủi ro cao.

Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.

Ông Đặng Văn Chín (Bé Chín), Chi hội phó Chi hội Người cao tuổi ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) luôn trăn trở tìm ra giải pháp để thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương.

Anh cho biết: Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, được sự động viên và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sò huyết của người thân, vụ nuôi năm 2011