Thanh Sơn tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa

Tuy nhiên sâu cuốn lá nhỏ đang chuyển lứa, gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại nặng trên lúa mùa. Diện tích sâu cuốn lá bị nhiễm là 2.248,9ha (nhẹ 340,1ha; trung bình 1.635,5ha; nặng 273,5ha). Một số sâu bệnh khác (sâu đục thân, khô vằn...) hại nhẹ rải rác ở một số diện tích.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các ổ sâu bệnh, chỉ đạo phòng trừ triệt để theo hướng dẫn của Trạm bảo vệ thực vật; tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư về tình hình sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ; chỉ đạo khuyến nông xã liên hệ với Trạm bảo vệ thực vật cung ứng thuốc đặc hiệu để phòng trừ, hướng dẫn nông dân sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Đến nay, diện tích đã phun trừ sâu bệnh là 20ha, song do thời tiết mưa kéo dài nên UBND huyện chỉ đạo tiếp tục phun 1.908,8ha trên toàn huyện tập trung từ ngày 3 đến 8-8-2015.
Có thể bạn quan tâm

Từ bòn bon, măng cụt, bơ đến cả mãng cầu (na) trong nước đều đang lép vế hoàn toàn so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.

Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.

Hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, trái cây đã có bước tiến khi dần chuyển dịch sang sản xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng vẫn ở mức thấp và khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đợt nắng gắt tháng 6 vừa qua đã làm cho hơn 300 ha chè của huyện Anh Sơn, Nghệ An bị xóa sổ. Nông dân nơi đây đang tích cực ươm chè giống để "lấp đầy" diện tích chè bị thiệt hại.