Không Để Nông Dân Khổ Vì Mất Mùa

“Chúng tôi quyết không để cho nhân dân phải khổ vì mất mùa do những diễn biến bất thường của thời tiết”. Đó là lời tâm sự của ông Lê Thế Việt - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã (Thanh Hóa).
Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ
Với phương châm: “Coi lợi ích của nông dân là cốt lõi”, sau hơn 40 năm đi vào hoạt động, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...
Trao đổi với NTNN, ông Lê Thế Việt - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty cho biết: “Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, công ty đã xây dựng, sửa chữa và đưa vào hoạt động hiệu quả một số các công trình thủy lợi: Kiên cố kênh chính trạm bơm Hoằng Khánh, trạm bơm Cống Phủ, trạm bơm Xa Loan và hệ thống công trình đông kênh De... Sự đồng thuận của cán bộ, công nhân viên – lao động đã góp một phần không nhỏ trong việc điều hành, phục vụ tưới tiêu 63.000ha đất nông nghiệp…”.
Thành quả đáng tự hào
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã đang quản lý và vận hành 95 trạm bơm tưới, tiêu; 344 máy có lưu lượng từ 700 - 8.700m3/giờ; các cống có lưu lượng từ 1 - 92m3/s gồm 560 cái); hệ thống kênh bao gồm từ cấp 1-3 có 16 kênh với chiều dài 610 km, kiên cố 223km đạt 36,5%...
Để khích lệ người lao động hăng say sản xuất, hàng năm công ty thường xuyên tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, trong đó phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã giúp công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng. Tiêu biểu: Sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quản lý điện năng, giúp giảm chi phí trên 200 triệu đồng/năm; sáng kiến trong lắp van tự mồi cho máy bơm, sáng kiến trong công tác tưới tiêu tiết kiệm, giảm chi phí trên 300 triệu đồng/năm...
Những đóng góp to lớn của tập thể cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã Thanh Hóa đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận với nhiều thành tích đáng tự hào: Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng tặng cờ luân lưu; năm 1986 – 1990, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 1997, Công đoàn ngành NNPTNT Việt Nam tặng cờ thi đua; năm 2001 Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì; năm 2010, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
Related news

Đạ Huoai được mệnh danh là “thủ phủ” cây ăn quả của Lâm Đồng, với diện tích, sản lượng tăng qua từng năm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên đơn vị diện tích canh tác. Vấn đề đặt ra là, đến khi nào huyện Đạ Huoai mới xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm cây trái nơi đây.

Các bản dự báo cũng phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay các bản tin về dự báo ngư trường của toàn quốc mang tính tổng thể chung cho các vùng biển trên phạm vi rộng (30x30 hải lý), hiệu quả áp dụng trong hoạt động khai thác ở cấp độ địa phương chưa cao.

Địa phương hiện có hơn 4.100ha điều - chiếm trên 50% diện tích cây công nghiệp dài ngày của huyện. Mục tiêu của huyện Đạ Huoai là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được canh tác theo kỹ thuật mới. 20 mô hình ứng dụng kỹ thuật thâm canh vườn điều là một trong những hoạt động cụ thể trong triển khai chiến lược phát triển cây điều của huyện Đạ Huoai.

Số vải thiều chín muộn còn lại tập trung nhiều ở các xã Tân Sơn, Biên Sơn, Giáp Sơn… đang được người dân tiêu thụ thuận lợi với giá bán dao động từ 15 – 22 ngàn đ/kg. Dự kiến đến ngày 15/7, nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thu hoạch xong vụ vải thiều năm 2014.

Đan xen màu xanh bạt ngàn của cà phê, rau thương phẩm là đủ màu sắc của những vườn Cẩm tú cầu, đó là bức tranh trù phú của xã Nam Hà, huyện Lâm Hà. Nơi mà cây hoa Cẩm tú cầu đã bén rễ và khoe sắc thắm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.