Không ai mua, nông dân đem bơ ra Quốc lộ 1A rao bán
Gần 1 tháng trở lại đây, nông dân Quảng Trị vào mùa thu hoạch bơ với năng suất cao. Tuy nhiên, niềm vui không đến với họ trọn vẹn khi giá bơ năm nay thấp hơn những năm trước rất nhiều.
Dưới cái nắng như rang, bà Nguyễn Hồng Minh (trú xã Gio Phong, Gio Linh) ngồi ỉu xìu bên hàng bơ tự phát của mình than thở, những năm trước bơ đắt giá, thương lái về tận vườn tranh nhau mua.
Năm nay chẳng ai thèm ngó ngàng gì nên bơ xuống giá, chỉ còn 7.000- 9.000 đồng/kg, chưa bằng nửa giá so với vụ bơ năm trước. Không người mua, tiếc công, tiếc của nên nông dân ở Quảng Trị bèn đem bơ ra bày bán dọc Quốc lộ 1A cho khách qua đường nhưng rất ít người mua bởi sợ bụi bặm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
Có thể bạn quan tâm
Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Trả lời thêm về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tham gia 10 Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN…
Gần 2 năm nay, một số hộ dân Bình Đông, Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tận dụng thế mạnh khu vực biển phía sau bờ chắn sóng Nhà máy đóng tàu Dung Quất (giáp cửa biển Sa Cần), phát triển nghề nuôi cá bớp trong lồng bè.
Đã chục năm nay, cam Cao Phong (Hòa Bình) nức tiếng cả nước giúp hàng trăm nông dân nơi đây kiếm tiền tỷ. Nhà bà Đặng Thị Thu ở khu 2, do có hơn 300 gốc cam, quýt nên đều đặn từ năm 2010 đến nay thu lãi 2-5 tỷ đồng/năm.
“Nói rằng Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn… méo mó”. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).