Mưa lớn gây ngập nhiều diện tích rau hoa
Tại khu vực các phường 3, 8, 9 và 12 của TP Đà Lạt, nước mưa đã gây ngập hàng chục héc ta rau, hoa. Đặc biệt, tại tổ 19 (P3, TP Đà Lạt), nước mưa kèm lũ ở thượng nguồn nguồn đổ về khiến cho 45 hộ dân trong tổ bị cô lập hoàn toàn trong nhiều giờ, nhiều nhà dân tại đây cũng bị ngập sâu trong nước.
Còn tại tổ 2, xã Hiệp An (Đức Trọng), nước đổ về gây ngập nhiều diện tích lay ơn vừa xuống giống, gây thiệt hại nặng cho nông dân.
Hiện Ban phòng chống lụt bão TP Đà Lạt và xã Hiệp An đang tích cực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Có thể bạn quan tâm
Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.
Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.
Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!
Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.