Quy trình gieo trồng, bảo quản đậu tương vụ Đông
Theo đó, ngay sau khi thu hoạch xong lúa mùa, bà con cần tiến hành gieo đậu tương cho kịp thời vụ, tốt nhất đến 30/9.
Trước khi gieo, bà con nên phơi giống trong thời tiết nắng nhẹ và thử lại sức nảy mầm của hạt giống, giống đạt tiêu chuẩn tốt phải nảy mầm đạt trên 85%.
Chuẩn bị rơm rạ, thân cây ngô để che phủ giữ ẩm. Trước khi gặt lúa mùa cần phải rút nước.
Chuẩn bị phân bón:Đạm: 3,2 kg/sào, Lân: 13kg/sào, Kali: 2,8 kg/sào, Phân chuồng hoai mục: 360 kg/sào, Phân vi sinh: 36 kg/sào. Sau khi làm đất và cày rãnh thoát nước, bà con tiến hành bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. T
ra hạt phải lấp kín hạt, nếu gieo vãi phải dùng bánh lồng để vùi hạt hoặc phủ gốc rạ, thân cây ngô lên chốc hạt. Bà con lưu ý tưới nước vào các thời kỳ 2 – 4 lá thật, trước ra hoa, hình thành quả và quả trưởng thành.
Nếu chủ động nước thì có thể tưới bất cứ giai đoạn nào khi cần sao cho đảm bảo đủ độ ẩm yêu cầu của cây đậu tương, tưới rãnh ngập 2/3 luống để ngấm đều sau đó tháo cạn.
Quá trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, bà con cần thử độ chín khi số quả già đạt 85% tổng số quả trên cây là có thể thu hoạch.
Cắt phần cây và quả đậu tương phơi nắng đến khi vỏ khô giòn, đập tách hạt ngay trong thời tiết nắng. Để làm đậu tương giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng). Sau khi phơi để nguội, cho vào bao, chum, vại đậy kín, để nơi khô mát.
Có thể bạn quan tâm
Do biến động giá cao su giảm sâu trong thời gian qua nên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam điều chỉnh giảm diện tích trồng mới năm 2015 tại các doanh nghiệp thực hiện dự án tại các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng, dù kế hoạch giao trồng mới giảm nhiều so với những năm trước, doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.

Nhằm bảo đảm an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã chủ động điều phối lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tỉnh Long An. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngành đã tiêm phòng 81.569 liều vắc-xin lỡ mồm long móng (LMLM) trên gia súc; 25.484 liều vắc-xin PRRS (tai xanh) trên heo và 4.254.606 liều vắc-xin cúm gia cầm. Đồng thời, chi cục chỉ đạo các trạm thú y tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục tiêm phòng vắc-xin LMLM trên gia súc và vắc-xin cúm trên gia cầm.

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.