Kho K870 Triển Khai Dự Án Sản Xuất Cà Phê Bền Vững
Từ đầu tháng 2-2014, Kho K870 (Cục Quân khí Tổng cục Kỹ thuật-Bộ Quốc phòng) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai dự án sản xuất cà phê bền vững. 60 hộ thuộc thôn Đức Tân (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) có cà phê đang thời kỳ kinh doanh trồng từ năm 1998 và 1999 được chọn thực hiện điểm. Dự án được triển khai trên diện tích 30 ha, với vốn đầu tư trên 844 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 455 triệu đồng, còn lại vốn đối ứng.
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…
Sau 10 tháng triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất tăng 10-15% so với những hộ không tham gia dự án. Giá trị sản phẩm bán ra thị trường cao hơn 400-500 đồng/kg. Chi phí đầu tư giảm từ 15% đến 20%. Bên cạnh đó, những hộ dân tham gia dự án còn được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm trên cây cà phê; giảm thiểu những rủi ro chủ quan, bảo vệ môi sinh môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân.
Dự án trở thành mô hình điểm cho các đơn vị và nhân dân trên địa bàn khu vực đóng quân học tập để nhân ra diện rộng. Kết quả, 100% hộ tham gia dự án đã đạt tiêu chuẩn Utz Certified Good Inside do Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang tại Gia Lai chứng nhận.
Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201412/kho-k870-trien-khai-du-an-san-xuat-ca-phe-ben-vung-2355852/
Có thể bạn quan tâm
Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.
Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.
Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.
Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.
Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.