Kho K870 Triển Khai Dự Án Sản Xuất Cà Phê Bền Vững

Từ đầu tháng 2-2014, Kho K870 (Cục Quân khí Tổng cục Kỹ thuật-Bộ Quốc phòng) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai dự án sản xuất cà phê bền vững. 60 hộ thuộc thôn Đức Tân (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) có cà phê đang thời kỳ kinh doanh trồng từ năm 1998 và 1999 được chọn thực hiện điểm. Dự án được triển khai trên diện tích 30 ha, với vốn đầu tư trên 844 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 455 triệu đồng, còn lại vốn đối ứng.
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…
Sau 10 tháng triển khai, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất tăng 10-15% so với những hộ không tham gia dự án. Giá trị sản phẩm bán ra thị trường cao hơn 400-500 đồng/kg. Chi phí đầu tư giảm từ 15% đến 20%. Bên cạnh đó, những hộ dân tham gia dự án còn được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm trên cây cà phê; giảm thiểu những rủi ro chủ quan, bảo vệ môi sinh môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân.
Dự án trở thành mô hình điểm cho các đơn vị và nhân dân trên địa bàn khu vực đóng quân học tập để nhân ra diện rộng. Kết quả, 100% hộ tham gia dự án đã đạt tiêu chuẩn Utz Certified Good Inside do Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang tại Gia Lai chứng nhận.
Nguồn bài viết: http://baogialai.com.vn/channel/722/201412/kho-k870-trien-khai-du-an-san-xuat-ca-phe-ben-vung-2355852/
Related news

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.