Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Dân Xã Sủng Máng Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Dê

Nhiều Hộ Dân Xã Sủng Máng Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Dê
Ngày đăng: 15/07/2014

Với nhiều diện tích tự nhiên đồi núi đá, xã Sủng Máng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi; trong đo, nuôi dê đang là hướng phát triển kinh tế mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Nuôi dê đã mở ra hướng đi mới cho các hộ gia đình, góp phần vào công cuộc XĐGN ở Mèo Vạc và ổn định cuộc sống cho người dân.

Để đạt hiệu quả từ mô hình này, đầu tiên người nuôi phải xác định được con giống tốt, chuồng trại phải đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ vàphòng ngừa dịch bệnh.

Yêu cầu chung cho chuồng trại của dê là cần thoáng, rộng, vững chắc và nên chia từng ngăn quản lý dê đực, dê cái, dê các lứa; có đầy đủ máng ăn, máng uống, có máng để bổ sung lượng muối hàng ngày, xung quanh chuồng cần phải được che chắn để tránh gió lùa và các loại côn trùng đốt... Ngoài ra cần vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ, kết hợp tẩy giun sán và tiêm phòng cho dê.

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, không lệ thuộc về khâu thức ăn, người nuôi chỉ mất công tìm cỏ; chăn nuôi dê không chiếm quá nhiều diện tích đất và được khá nhiều nông dân ưa thích.

Gia đình ông Phàn Dầu Phú, ở tổ 1, xóm Sủng Máng, xã Sủng Máng chọn con dê làm vật nuôi chính từ nhiều năm trước. Sau vài năm, gia đình ông đã gây dựng được lượng dê bố mẹ để cho sinh sản, chỉ để lại thường từ 6-7 con để nuôi, số còn lại bán dê con cho bà con nuôi tại địa phương.

Hiện nay, việc nuôi dê không phải chạy theo phong trào như những năm trước đây là hộ nào cũng muốn nuôi một vài con để cải thiện bữa ăn và bán đi mua vật dụng trong nhà, mà hầu hết bà con đang nuôi dê hiện nay phần lớn là những người đã có kinh nghiệm và nuôi rất nhiều năm, xem nghề nuôi dê là nguồn thu nhập chính góp phần cho việc XĐGN cho mỗi hộ gia đình.

Qua tìm hiểu ở các hộ đang chăn nuôi, thì loài dê nuôi thịt phổ biến nhất hiện nay vẫn là dê địa phương, hay còn gọi là dê cỏ. Dê có màu lông vàng nâu hay loang đen, loang trắng. Loại này chỉ nặng chừng 30-35 kg/con. Chúng chỉ cần 6-7 tháng tuổi là đã có thể phối giống, khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-3 con.

Dê cỏ rất dễ nuôi, thịt của chúng lại ngon nên bà con nuôi nhiều. Dê đen mặt sọc, giống tốt, mã đẹp, tai dài, chân to với vóc dáng lớn con, nhất là dê bông chén, được xếp đứng đầu bảng. Có thể nuôi dê theo hình thức chăn thả hoặc nuôi nhốt trong chuồng, chúng ít bệnh tật mà lại mắn đẻ nên đàn dê tăng rất nhanh.

Người nuôi dê cũng tốn ít công sức mà lại thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế rất rõ ràng... Theo như tính toán của hộ ông Phú, thời gian nuôi dê từ khi mới sinh cho đến lúc bán thịt là 8 tháng, dê có trọng lượng 30-35 kg/con, bán ra với giá 90.000- 100.000đồng/kg, mỗi năm thu nhập của gia đình ông cũng khoảng 30 triệu đồng/năm nhờ nuôi dê.

Theo anh Thào Mí Sử, Chủ tịch UBND xã Sủng Máng cho biết: Khi diện tích rừng trồng tăng sẽ hạn chế việc phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò... thì nuôi dê là lựa chọn phù hợp, bởi con dê là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn sẽ phong phú hơn.

Để khuyến khích người dân chú trọng hơn trong mô hình phát triển đàn dê, trong thời gian tới xã Sủng Máng tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các hộ dân trong đầu tư phát triển chăn nuôi dê.

Với việc quy hoạch và định hướng đúng đắn, nghiên cứu thị trường thì nuôi dê là cách làm mang lại hiệu quả cho người dân, mở ra hướng phát triển kinh tế giúp người dân ổn định nhanh cuộc sống, có thêm thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1 Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với

31/08/2013
Trái Cây Có Múi Giảm Giá Trái Cây Có Múi Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá nhiều loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt… hiện giảm từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách nay hơn một tháng. Trong đó, giảm nhiều là bưởi da xanh, bưởi 5 roi và quýt đường.

31/08/2013
Quýt Khỏe Nhờ Đạm Quýt Khỏe Nhờ Đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.

31/08/2013
Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

03/09/2013
Nuôi Cá Vẩu, “Một Lãi Một” Nuôi Cá Vẩu, “Một Lãi Một”

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

03/09/2013