Khai thác sò huyết dưới 1 triệu con/kg có hiệu quả cao

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, qua khảo sát thực tế, khi khai thác sò huyết giống tự nhiên có số lượng con ít hơn 01 triệu con/kg, thì quá trình vận chuyển và ương dưỡng sò huyết giống lên cỡ lớn, để phục vụ nuôi sò huyết thương phẩm có hiệu quả cao (tỷ lệ sống của sò huyết đạt khá). Nếu thu hoạch sò huyết giống tự nhiên có số lượng nhiều hơn 01 triệu con/kg, thì sò huyết có tỷ lệ sống thấp do sò còn quá nhỏ, sức chống chịu với sự thay đổi môi trường, điều kiện khắc nghiệt kém.
Do đó, để việc khai thác sò huyết giống đạt hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu địa phương tổ chức khảo sát, xác định kích cỡ sò huyết giống. Nếu sò huyết giống đạt kích cỡ ít hơn 01 triệu con/kg, không cho phép khai thác, đồng thời khuyến cáo các tổ chức, cá nhân có bãi sò huyết giống tự nhiên xuất hiện chỉ nên khai thác khi sò huyết giống có kích cỡ ít hơn 01 triệu con/kg.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, năm 2014, sò giống tự nhiên xuất hiện trên diện tích khoảng 30 - 45 ha ở Cồn Ngang, đã thu hoạch hơn 1,3 tấn sò giống, cỡ 40.000 - 60.000 con/kg, bán giá 25 - 28 đồng/con. Hiện nay, sò huyết giống xuất hiện ở khu vực này với mật độ khá dày, dự kiến sản lượng sò huyết thu hoạch có thể tương đương năm 2014. Các cơ quan chức năng huyện đang theo dõi kích cỡ sò huyết giống tự nhiên, để cho phép khai thác theo hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tôm tạp chất thật sự trở thành gánh nặng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khiến họ phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh không đáng có để xử lý cho tôm sạch. Để tránh rủi ro và giữ uy tín, chất lượng cho con tôm Việt Nam, những năm qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo cấp khu vực và đề ra khẩu hiệu: “Doanh nghiệp nói không với tôm tạp chất”.

Quy chuẩn này sẽ là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩn QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT cũng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận cơ sở nuôi bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 68,4 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nâng giá trị xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2014 đạt 892,8 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thiên tai, dịch bệnh, mất giá... là những khó khăn trong phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, với đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đang tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng ở Hậu Giang”.