Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai thác hải sản trên biển sản lượng thấp

Khai thác hải sản trên biển sản lượng thấp
Ngày đăng: 01/06/2015

Thất thu

Cuối tháng 5, gặp chúng tôi tại cảng cá Tam Quang, ngư dân Nguyễn Trung Thành (thôn Trung Toàn, xã Tam Quang, Núi Thành) cho biết: “Thông thường mỗi chuyến biển đánh bắt hải sản bằng nghề lưới vây của chúng tôi có thời gian khoảng 20 ngày nhưng riêng chuyến này, tàu cá của chúng tôi cập bờ chỉ sau 13 ngày đánh bắt trên biển.

Thời gian bám biển ít hơn nên chi phí giảm xuống, trong khi đó hải sản được bảo quản tốt hơn nên chuyến này cho hiệu quả kinh tế cao”. Ra khơi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa với 12 thuyền viên, tàu cá QNa 90424 có công suất 420CV do thuyền trưởng Nguyễn Trung Thành điều khiển khai thác được 35 tấn hải sản. Khi phân loại, cá sọ dừa chiếm khối lượng lớn nhất trên tàu cá QNa 90424: 15 tấn, tiếp đến là cá nục: 12 tấn, các loại cá nhỏ: 8 tấn. “Với chuyến biển này, chúng tôi bán được 600 triệu đồng.

Sau khi trừ chi phí chủ tàu được chia 200 triệu đồng, mỗi “bạn” được chia hơn 20 triệu đồng. Đây là chuyến biển duy nhất có lãi của tàu cá chúng tôi kể từ đầu vụ sản xuất chính đến nay” - ông Thành nói. Theo ông Thành, các chuyến biển còn lại của tàu cá QNa 90424 từ ngày 1.4.2015 đến nay đều thất thu.

Thất thu là tình cảnh chung của phần lớn ngư dân trên địa bàn xã Tam Quang. Ông Nguyễn Hữu Định, cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã Tam Quang cho biết, sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay của xã chỉ đạt khoảng 5 nghìn tấn, thấp hơn cùng kỳ hơn 1 nghìn tấn, chưa bằng 1/3 chỉ tiêu sản xuất cả năm của toàn xã. “Nghề lưới vây của ngư dân xã Tam Quang cung cấp đến khoảng 1/3 sản lượng khai thác hải sản chung của toàn tỉnh nhưng đến thời điểm này, sản lượng khai thác đạt thấp. Nguyên nhân chính là cá nục, cá ngừ (2 sản phẩm chính của nghề) ít bắt gặp ở tầng cá nổi.

Các số liệu điều tra cho thấy nghề chủ lực này cho sản lượng thấp trong 2 tháng đầu vụ sản xuất chính cũng như từ đầu năm đến nay” - ông Võ Tấn Thành, cán bộ phụ trách thủy sản của Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, nói.

Theo thống kê của ngành thủy sản Quảng Nam, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh trong tháng 4.2015 đạt gần 8.800 tấn, thấp hơn 1.000 tấn so với cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 5.2015, sản lượng hải sản của tỉnh đạt xấp xỉ 10 nghìn tấn, cũng thấp hơn cùng kỳ. Theo ghi nhận của chúng tôi, ở huyện Thăng Bình và TP.Hội An, các nghề chủ lực là lưới cản, lưới quét và lưới vây cá cơm cũng cho sản lượng thấp. Đó là nguyên nhân khiến cho sản lượng khai thác hải sản chung của Quảng Nam từ đầu năm 2015 đến nay chỉ đạt 27.487 tấn, thấp hơn cùng kỳ 5.000 tấn.

Cần sớm gỡ vướng

Nguyên nhân chính khiến cho sản lượng khai thác hải sản Quảng Nam đến thời điểm này đạt thấp là vì phương tiện sản xuất trên biển ít hơn mọi năm. “Sản lượng khai thác hải sản của ngư dân trên địa bàn đến thời điểm này không cao. Số lượng lớn tàu cá của ngư dân lẽ ra đang sản xuất trong vụ chính này đã phải bán đi vì không được giải ngân vốn đối ứng đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Xã Tam Quang là địa phương trọng điểm của nghề cá Quảng Nam vậy mà đến thời điểm này chưa có ngư dân nào được tiếp cận vốn vay ưu đãi để đóng tàu theo nghị định. Trong khi đó, nhiều ngư dân đã bán tàu, không có phương tiện sản xuất” - ông Nguyễn Hữu Định nói. Theo ông Định, trước đây chủ trương đánh bắt hải sản xa bờ với các chính sách hỗ trợ thiết thực đã trợ sức, giúp ngư dân đóng được các tàu lớn vươn khơi sản xuất tại các ngư trường truyền thống.

Vậy mà bây giờ, cũng vì việc triển khai một số chính sách phát triển thủy sản chưa hiệu quả mà ngư dân gặp khó. “Giá trị sản xuất trong thời gian gần đây của ngư dân trên địa bàn không đạt cao do hải sản bảo quản không tốt, đầu ra hải sản ách tắc.

Ngư dân muốn đóng tàu hiện đại theo nghị định của Chính phủ để nâng cao năng lực sản xuất, bảo quản tốt hải sản. Đó là nguyện vọng chính đáng, rất mong các ngành, các cấp tháo gỡ vướng mắc, giải ngân vốn vay theo nghị định để ngư dân đóng được tàu lớn. Sản lượng hải sản của địa phương sẽ tăng trở lại và tăng nhanh nếu điều này được giải quyết” - ông Định nói.

Theo ông Võ Tấn Thành, sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam đến thời điểm này đạt thấp là điều đã được dự báo từ trước. “Qua dự báo ngư trường và thống kê hải sản, chúng tôi nhận thấy, chỉ có nghề câu mực khơi là cho sản lượng cao, nghề chụp mực cho sản lượng tương đối ổn định. Hầu hết nghề khai thác hải sản khác của ngư dân Quảng Nam từ đầu năm đến nay cho sản lượng thấp. Trong tháng 6 đến, nghề lưới vây có thể sẽ cho sản lượng cao hơn khi các loài cá nổi xuất hiện dày hơn ở 2 ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa” - ông Thành nói. Ông Thành cho biết, điểm sáng duy nhất của vụ sản xuất chính đến thời điểm này là khởi sắc của nghề câu mực khơi.

“Trong năm 2014, tổng sản lượng khai thác của riêng nghề câu mực khơi đã đạt mức 17 nghìn tấn. Đó là con số kỷ lục ở thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, sản lượng của nghề câu mực khơi trong tháng 4 và tháng 5 của vụ sản xuất chính này đã là hơn 5 nghìn tấn. Năm nay, dự báo nghề câu mực khơi sẽ vượt qua sản lượng của năm 2014” - ông Thành nói. Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều tàu câu mực khơi của ngư dân xã Tam Giang (Núi Thành) cho sản lượng khai thác rất cao. Cá biệt, tàu câu mực khơi QNa 90039 của ngư dân Lương Văn Cam (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành) với 38 thành viên đã thu được 65 tấn mực khô chỉ sau chuyến biển khai thác trong 90 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Hà thành giải khát 100 tấn cam Trung Quốc mỗi ngày Hà thành giải khát 100 tấn cam Trung Quốc mỗi ngày

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội

01/09/2015
Mánh khóe mua bán vảy tê tê Mánh khóe mua bán vảy tê tê

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.

01/09/2015
Mỏi mòn chờ người đến mua cá nuôi Mỏi mòn chờ người đến mua cá nuôi

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.

01/09/2015
Vay vốn theo nghị định 67 còn nhiều rào cản Vay vốn theo nghị định 67 còn nhiều rào cản

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.

01/09/2015
Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

01/09/2015