Thử Nghiệm Trồng Nấm Cao Cấp Kim Châm, Ngọc Châm
Đơn vị chủ trì thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre) vừa tổ chức hội thảo sơ kết đề tài “Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng thí nghiệm nấm cao cấp kim châm, ngọc châm trên cơ chất bã mía và bã mía phối trộn”.
Đề tài do cử nhân Võ Thị Thanh Hà - Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ nhiệm, thực hiện trong thời gian 24 tháng. Kết quả đề tài đã đạt mục tiêu đề ra là tìm ra quy trình nhân giống, quy trình sản xuất phôi, quy trình nuôi trồng, chăm sóc nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất nấm cao cấp kim châm, ngọc châm.
Theo chủ nhiệm đề tài, hiện nay nấm kim châm, ngọc châm được bán trên thị trường Bến Tre chủ yếu là các nơi khác nhập về. Do các loại nấm này được trồng ở nhiệt độ thấp nên ở Bến Tre, Trung tâm là đơn vị thử nghiệm đầu tiên. Dự kiến sau khi thành công đề tài, đơn vị sẽ tính toán lại và triển khai nhân rộng cho người dân trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, một số vựa thu mua trái cây ở huyện Châu Thành lại “bổ sung” thêm mặt hàng thu mua tại vựa đó là thu mua cam non.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.
Vụ xuân năm 2015, huyện Hạ Hòa triển khai nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao. Trong đó giống lúa J02 tại xã Minh Hạc và Hiền Lương, giống lúa Thiên ưu 8 tại xã Động Lâm và Hương Xạ với diện tích 15ha/xã. Đây là các giống lúa thuần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, dễ canh tác, cho năng suất cao và giá thành cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến tháng 5/2015, đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương và tổ chức triển khai trong thực tiễn.