Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 3.000 Tấn Ngao Trắng Bến Tre Chưa Có Đầu Ra, Nông Dân Lo Lắng Ở Nga Sơn (Thanh Hóa):

Trên 3.000 Tấn Ngao Trắng Bến Tre Chưa Có Đầu Ra, Nông Dân Lo Lắng Ở Nga Sơn (Thanh Hóa):
Ngày đăng: 27/04/2013

Trung tuần tháng 4-2013, chúng tôi có mặt tại vùng bãi bồi ven biển huyện Nga Sơn, anh Trần Văn Đạo, xóm 5, xã Nga Liên (chủ đồng ngao 30 ha) và nhiều nông dân nuôi ngao trong vùng, cho biết: hiện nay đang vào mùa thu hoạch ngao thương phẩm, thời điểm này các năm trước giá ngao đạt từ 23 đến 25.000 đồng/1 kg, nay giảm xuống còn 11.000 đồng/1kg (tại bãi).

Trước đây, mỗi tháng gia đình thu hoạch, xuất bán cho tư thương hàng chục tấn ngao, nay chỉ bán lẻ được một vài tấn. Từ đầu năm 2013 đến nay, ngao không những rớt giá mạnh mà còn tồn bãi với sản lượng lớn. Tiền mua giống, đầu tư cải tạo do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc và lầy bùn, nay lại thêm tiền thuê người trông coi bãi ngao lên đến hơn 200 triệu đồng/1 ha, hàng chục hộ nuôi ngao của huyện Nga Sơn đang lo lắng vì chưa thu hồi được vốn đầu tư.

Trao đổi với đồng chí Mai Xuân Tạc, chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, chúng tôi được biết, huyện đã quy hoạch vùng bãi triều ven biển 700 ha nuôi ngao. Hiện các hộ dân trong huyện, chủ yếu ở các xã như Nga Liên, Nga Tiến đã nuôi với diện tích 400 ha. Các năm trước đây, khi bà con thu hoạch ngao, nhiều thương lái về tận bãi thu mua, vận chuyển bằng ô tô với số lượng lớn phục vụ xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán ngao thương phẩm luôn ở mức cao, sau khi trừ mọi chi phí, nhiều hộ nuôi ngao có lãi từ 150 đến 200 triệu đồng/1 ha/năm. Từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột đóng cửa, thương lái không thu mua ngao số lượng lớn, bà con chủ yếu tiêu thụ lẻ. Hiện tại, trên 3.000 tấn ngao thương phẩm của nông dân trong huyện quá lứa tồn đọng trong các bãi nuôi chưa có đầu ra, nhiều hộ dân phải thêm chi phí trông coi, chậm thu hồi vốn, nên chưa đầu tư thả giống vụ mới.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.000 ha mì bị thối củ và cháy lá vi khuẩn Gần 1.000 ha mì bị thối củ và cháy lá vi khuẩn

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

31/08/2015
Vực dậy ngành chè Vực dậy ngành chè

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

31/08/2015
Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

31/08/2015
Cây khoai mì Ô Tà Bang Cây khoai mì Ô Tà Bang

Đó là thế mạnh sản xuất nông nghiệp khu vực tiếp giáp Thới Sơn, An Phú, An Cư, Văn Giáo (Tịnh Biên - An Giang)… do đồng bào Khmer và người Kinh trồng trên đất đồi dốc, xen vườn cây ăn trái và cây rừng. Khoai mì ở đây không chỉ lấp vụ chờ mưa, mà còn giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình và ứng phó trong điều kiện biến đổi thời tiết.

31/08/2015
Dọn đường xuất khẩu nhãn chín muộn sang Mỹ Dọn đường xuất khẩu nhãn chín muộn sang Mỹ

Là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực nằm trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, nhãn chín muộn là đặc sản của đất Hà thành, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Đặc biệt, từ khi vải, nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Hà Nội đang chuẩn bị các bước cần thiết để xuất khẩu nhãn chín muộn sang thị trường này.

31/08/2015