Khắc Phục Cá Tra Ăn Mồi Thất Thường
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Vào mùa khô, cá tra có tập tính sống ở tầng đáy, nơi có nhiệt độ mát mẻ và ít biến động bởi môi trường. Việc hút bùn đã làm xáo trộn nền đáy, tức làm động nơi cư trú của chúng, nên có thể chúng bị sốc dẫn đến sức ăn bị yếu đi. Việc cá thích ăn vào buổi trưa hoặc chiều khi tiết trời lạnh có thể cũng là do tập tính sống đáy vào mùa khô chi phối, nên khi ánh sáng mặt trời đốt nóng tầng mặt thì cá mới chịu lên ăn.
Để khắc phục hiện tượng này, vào những ngày trời se lạnh thì cần thiết giảm lượng cho ăn và cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước ao có sự cân bằng giữa tầng mặt và tầng đáy, khoảng giác trời đứng bóng về chiều. Khi hút bùn đáy ao xong, cần xử lý nền đáy và xử lý cho nước ao trong trở lại mới cho ăn, bởi vì nếu cá phải sống và bắt mồi ở vùng có tích tụ nhiều chất thải và khí độc thì dễ xảy ra hiện tượng cá mất đi hứng thú bắt mồi. Bên cạnh đó, nếu cá bắt mồi trong vùng nước nhiễm bẩn, cũng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nội tạng.
Thuốc xử lý nước có thể dùng: Biotuff (10kg) và Polymax (0,2kg) pha nước tưới cho 1.000m2 ao/ngày. Thuốc trộn vào thức ăn để tăng tiêu hoá và kích thích cá thèm ăn, có thể dùng: Compac (1kg) + Doxalase (0,5kg) + Vitalec fish+ (1kg) + Dầu gan mực (2kg) trộn cho 1 tấn mồi, liên tục 7 ngày. Để phòng bệnh, cần thường xuyên trộn Vitamin C vào các bữa ăn của cá cũng giúp cá giảm stress
Có thể bạn quan tâm
Thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác. Bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng.
Trong giai đoạn cá giông thì bệnh này tỏ ra khá phổ biến. Khi mới nhiễm bệnh, thân cá cổ lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá thường nổi ở gần mặt nước và tập trung lại nơi nước chảy. Khi bị bệnh nặng, cá lờ đờ rồi chìm xuống ao, chết trong một thời gian ngắn sau đó.
Sau mỗi vụ nuôi, chủ hộ nuôi cá tra đều phải cải tạo ao bằng biện pháp nạo vét càng nhiều càng tốt lớp bùn lắng tụ dưới đáy ao để việc bón vôi đạt hiệu quả cao.
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.