Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Sử dụng luân trùng nâng cao tỷ lệ sống trong ương nuôi cá tra giống

Sử dụng luân trùng nâng cao tỷ lệ sống trong ương nuôi cá tra giống
Ngày đăng: 11/11/2015

Đối với ương nuôi cá tra giống, nếu biết kết hợp sử dụng luân trùng và các nguồn thức ăn tự nhiên khác một cách hợp lý sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ sống, từ đó giảm giá thành, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Yếu tố quan trọng trong sản xuất giống thủy sản

Theo nhiều hộ nông dân làm nghề ương nuôi cá tra giống tại ĐBSCL, cũng như các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì tỷ lệ sống trong ương nuôi cá tra giống hiện nay là rất thấp, chưa đến 10%.

Đáng chú ý, cá tra bột có tỷ lệ hao hụt rất cao trong giai đoạn 30 ngày đầu sau khi thả con giống vào ao ương.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá bột như: Cá bột kém chất lượng; vận chuyển và thả cá bột không đúng theo yêu cầu kỹ thuật, cá con bị các loài địch hại tiêu diệt (cá dữ, nòng nọc …), đặc biệt do thiếu nguồn thức ăn tự nhiên hoặc người nuôi cung cấp các nguồn thức ăn không phù hợp với nhu cầu cũng như kích cỡ miệng của cá tra bột.

Theo PGS-TS Vũ Ngọc Út – Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ), cá tra bột có kích thước miệng rất nhỏ, chưa phát triển hoàn chỉnh các cơ quan cảm giác cũng như hệ tiêu hóa….đây là những yếu tố hạn chế khả năng chọn lựa và sử dụng thức ăn thích hợp khi cá bột hết noãn hoàn và bắt đầu sử dụng thức ăn từ môi trường bên ngoài.

Chính vì thế, chất lượng cũng như thành phần của nguồn thức ăn tự nhiên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cá bột.

Thông thường, cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn duy nhất được cá ưa thích là động vật phù du.

Sự thiếu hụt thức ăn tự nhiên là nguyên nhân chính làm cho cá khó sống sót ở cả môi trường tự nhiên và nhân tạo.

Để khắc phục việc thiếu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao ương nuôi cá giống, người nuôi cần gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương trước khi thả cá.

Thức ăn tự nhiên bao gồm vi tảo và các loài động vật có kích thước rất nhỏ bé (động vật phù du) sống trong môi trường nước, trong đó Trứng nước (Moina), luân trùng (Rotifera) là những lđộng vật phù du rất thích hợp và quan trọng cho cá bột.

“Một số loài động vật phù du là thức ăn quan trọng cho cábột vì nó chứa một số loại acid amin và các loại men tiêu hóa (Enzyme) như: Proteinases, Peptidases, Amylases.

Các loại men này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của cábột.

Một số loại acid amin rất cần cho sự sinh trưởng của cábột mà cơ thể chúng không thể tự tổng hợp được.

Đặc biệt, một số loài có kích thước cơ thể phù hợp với cỡ miệng của hầu hết các loài cábột nên chúng dễ dàng bắt mồi sau khi sử dụng hết noãn hoàng tích trữ ở bên trong cơ thể” – ông Út cho biết.

Hiệu quả từ sử dụng luân trùng

Luân trùng là một trong những loài có trong thành phần thức ăn tự nhiên được sử dụng khá phổ biến trong ương nuôi các loài cá biển cũng như cá nước ngọt.

Luân trùng hay còn gọi là trùng bánh xe thuộc ngành Rotifera.

Ngành Rotifera có 3 lớp với trên 2000 loài, chủ yếu (trên 95%) phân bố trong môi trường nước ngọt.

Luân trùng sống trong hầu hết các loại hình thủy vực như sông, kênh, ao, hồ lớn, nhỏ … từ môi trường nước ngọt đến vùng biển khơi.

Luân trùng có kích thước nhỏ, khoảng 50-2000 μm, là thành phần quan trọng trong quần thể động vật phù du ở các thủy vực nước ngọt.

Luân trùng có vòng đời ngắn, dao động trong khoảng vài ngày đến vài tuần, tùy theo loài.

Trong các hệ thống ao nuôi thủy sản, luân trùng là thành phần động vật phù du quan trọng làm thức ăn trực tiếp cho các giai đoạn ấu trùng/ấu thể của cá nuôi.

Số loài luân trùng trong các ao nuôi cá (như ao cá tra) là khoảng 10 loài, trong đó các loài thuộc giống Brachionus thường xuất hiện nhiều hơn.

Hiện nay, ngoài luân trùng nước lợ B. plicatilis, một số loài nước ngọt khác cũng đã và đang được nghiên cứu gây nuôi sinh khối cho nhiều loài cá nước ngọt như B.angularis, B. rubens, B. calyciflorus, B. falcatus….

“Trong số những loài được nuôi sinh khối, B. angularis có kích thước rất nhỏ, nhất là dòng Việt Nam tìm thấy ở ĐBSCL với chiều dài khoảng 100 μm là đối tượng được nghiên cứu làm thức ăn ban đầu cho một số loài cánước ngọt có giai đoạn cábột với kích cỡ miệng rất nhỏ như cábống tượng, cátra….

Với lợi thế về kích cỡ phù hợp với ấu trùng một số loài cá, khi được bổ sung làm thức ăn, B. angularis đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống trong ương nuôi một số loài cánước ngọt, nhất là cátra” ông Út cho biết.

Đúng vậy, kết quả đề tài nghiên cứu “Sử dụng luân trùng (Brachionus angularis) cải thiện tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột lên hương” do PGS-TS Vũ Ngọc Út thực hiện cho thấy đối với cá tra giai đoạn 1-20 ngày tuổi, cho ăn luân trùng đã nâng tỉ lệ sống của cá bột lên (25%) so với cho ăn hoàn toàn trứng nước (19%) hoặc thức ăn tự chế gồm lòng đỏ trứng và bột đậu nành (13%).

Việc kết hợp giữa luân trùng (3 ngày đầu) và trứng nước (thời gian còn lại) trong thời gian ương 20 ngày từ cá bột lên cá hương cũng đem lại kết quả khác biệt (28%) so với cho cá ăn hoàn toàn luân trùng (19%) hoặc hoàn toàn bằng trứng nước (16%).

Ngoài ra, mật độ luân trùng cho ăn cũng quyết định không nhỏ đến tỉ lệ sống của cá.

Ở mật độ luân trùng 5-7 cá thể/ml tỉ lệ sống của cá gia tăng lên đến 41-45% so với 31% ở mật độ 3 cá thể/ml.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các yếu tố khác như thời điểm cho ăn luân trùng, số lần cho ăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ sống của cá bột.

Thử nghiệm ban đầu cho thấy cá bột được cung cấp luân trùng ở thời điểm trước khi hết noãn hoàng (6 giờ) sẽ cho tỉ lệ sống cao hơn ngay hoặc sau thời điểm đã hết noãn hoàng.

Cá được cho ăn nhiều lần trong ngày, 4-6 lần, đặc biệt là 6 lần (cách nhau 4 giờ) cho tỉ lệ sống cao hơn nhiều so với chỉ cho ăn 1, 2 hoặc 3 lần trên ngày.

Với các kết quả thu được PGS-TS Vũ Ngọc Út kết luận “Luân trùng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn thưc ăn tự nhiên rất hữu ích trong ngành sản xuất cátra giống.

Nếu biết kết hợp sử dụng luân trùng và các nguồn thức ăn tự nhiên khác một cách hợp lý sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ sống trong ương nuôi cátra giống từ đó làm giảm giá thành, gia tăng kinh tế cho người sản xuất”.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật 3 Giảm 3 Tăng Trong Thâm Canh Cá Tra Kỹ Thuật 3 Giảm 3 Tăng Trong Thâm Canh Cá Tra

Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.

25/02/2014
Tập Huấn Chăm Sóc, Quản Lý, Phòng Trị Bệnh Cá Tra Tập Huấn Chăm Sóc, Quản Lý, Phòng Trị Bệnh Cá Tra

Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.

28/02/2014
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Sạch, Giảm Giá Thành Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Sạch, Giảm Giá Thành

Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Tuấn (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang), qua nhiều năm ứng dụng quy trình nuôi cá tra sạch có sử dụng chế phẩm vi sinh giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn sạch xuất khẩu.

28/02/2014
Thông Tin Về Bệnh Trắng Mang Trắng Gan Trên Cá Tra Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Thông Tin Về Bệnh Trắng Mang Trắng Gan Trên Cá Tra Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, cá có khả năng sống ở trong môi trường nước có độ muối dưới 10 phần ngàn và có độ pH > 4. Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL.

28/02/2014
Nhiều Khuyến Cáo Cho Người Nuôi Cá Tra Nhiều Khuyến Cáo Cho Người Nuôi Cá Tra

Ngoài giá cả cá tra bấp bênh, nhiều người nuôi cá tra tại TP Cần Thơ còn thường xuyên bị đe dọa bởi dịch bệnh xảy ra trên cá dẫn đến nuôi thua lỗ.

08/03/2014