Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Quản lý sức khỏe cá tra nuôi lồng bè

Quản lý sức khỏe cá tra nuôi lồng bè
Ngày đăng: 16/11/2015

1. Những bệnh thường gặp ở các tra nuôi lồng bè

Cá Ba sa và Cá Tra nuôi thường gặp bệnh xuất huyết và hoại tử nội tạng (đốm trắng) do vi khuẩn, bệnh xuất hiện ở cả giai đoạn cá giống và cá thương phẩm.

Bệnh xuất hiện vào thời gian chuyển mùa khô sang mùa mưa và mùa mưa sang mùa khô (ở Phía Nam); mùa xuân và mùa thu ở phía Bắc. Bệnh nấm thủy my thường gặp vào mùa mưa ở phía Nam và cá lưu qua đông ở phía Bắc.

Một số bệnh ký sinh trùng như bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá đơn chủ gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá giống. Bệnh trùng quả dưa gây bệnh ở giai đoạn cá th-ơng phẩm mùa mưa (ở miền Nam), mùa xuân và mùa đông. Bệnh giun tròn thường gặp ở Cá Ba sa thương phẩm.

Bảng: bệnh thường gặp ở Cá Ba sa và Cá Tra nuôi

Hàng ngày phải chú ý theo dõi các hiện tượng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong lồng/bè như: cá nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm, cá kém ăn hoặc bỏ ăn do môi trường thay đổi xấu, thức ăn kém chất lượng hoặc cá bị nhiễm bệnh.

– Kịp thời có biện pháp xử lý các hiện tượng trên bằng cách: quấy sục khí làm tăng lượng khí oxy hoà tan, di 32 chuyển lồng/bè ra khỏi khu vực môi tr-ờng bị ô nhiễm bẩn, cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng, loại bỏ cá bệnh ra khỏi lồng/bè.

– ở khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng/bè bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng bè xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.

– Khi thấy cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan, phải tiến hành thu hoạch ngay (kể cả phải thu cá trong lồng/bè còn lại, nễu đã đạt yêu cầu thương phẩm).

– Sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá theo đúng những quy định về phòng bệnh cho cá nước ngọt nuôi lồng, bè theo Tiêu chuẩn 28 TCN 111: 1998.

2. Phòng bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi lồng/bè:

Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng/bè để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.

Sulphat đồng (CuSO4) phòng bệnh ký sinh đơn bào:

– Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi). – Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần. 33

Thuốc tím (KMnO4) phòng bệnh vi khuẩn, nấm và ký sinh đơn bào:

– Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi). – Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 1 lần.

3. Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh:

Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).

a. Thuốc KN-04-12:

– Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Trong thuốc có một số vitamin và vi lượng khác.

– Cho cá ăn 1-2 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2-4g/kg cá/ngày.

– ở miền Bắc cho cá ăn vào tháng 3-5 và tháng 8-10; ở miền Nam tháng 2-7. Đó là mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột…).

b. Thuốc chiết xuất từ thảo dược VTS1-C của đề tài KC-06-20.NN:

Chế phẩm được tách chiết từ các cây thảo dược (sài đất, nhọ nồi và tỏi) có hoạt chất 10% sử dụng thuốc trộn vào thức ăn tinh cho cá để phòng bệnh nhiễm khuẩn máu.

– Liều dùng 0,1-0,2g/kg cá/ngày. Trộn 100g thuốc với 20kg thức ăn tinh (5g thuốc/1 kg thức ăn) cho 500- 1.000kg cá ăn/ngày.

Trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh, cứ 30-45 ngày cho ăn một đợt.

c. Vacxin vô hoạt phòng bệnh nhiễm khuẩn của đề tài KC-06-20.NN:

Tiêm vacxin vô hoạt cho toàn bộ cá giống trước khi thả (liều 0,2ml/cá thể), để phòng bệnh nhiễm khuẩn: Aeromonas hydrophila, Edwardsiella spp, Hafnia alvei.

4. Tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi

a. Vitamin C:

– Vào những mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

– Liều lượng sử dụng là 50,0-60,0 mg/kg cá/ngày.

b. Men vi sinh Probiotex-one

– Là một chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp ở dạng bộ, dùng để tăng cường tiêu hóa và bỏa vệ đường ruột.

– Liều lượng sử dụng trộn 0,5-1g/kg thức ăn cá, cho cá ăn trong suốt vụ nuôi.

c. Dầu mực:

– Tác dụng bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước. Tạo mùi hấp dẫn cho cá bắt mồi nhiều.

– Liều dùng 10g/kg thức ăn

Hình 1. Cá Tra giống bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn

Hình 2. Cá Tra giống bị bệnh xuất huyết bụng chướng to

Hình 3. Cá Tra giống bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng, gan có các đốm trắng

Hình 4. Thận Cá Tra có các đốm trắng do nhiễm bệnh vi khuẩn

Hình 5. Trùng bánh xe (Trichodina sp) Sán lá đơn chủ (Thaparocleidus sp) ký sinh ở mang Cá Tra


Có thể bạn quan tâm

Tăng tỷ lệ sống cho cá tra Tăng tỷ lệ sống cho cá tra

Cá tra thường có tỷ lệ hao hụt rất lớn khi ương từ cá bột lên cá giống, vì vậy, người nuôi cần chuẩn bị tốt điều kiện cũng như chế độ chăm sóc đảm bảo hiệu quả

13/11/2019
Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ hệ gen của cá tra, điều này mở đường cho việc nhân giống loài cá có giá trị kinh tế này tốt hơn.

26/11/2019
Tăng tỉ lệ sống cho cá da trơn nhờ muối của acid hữu cơ Tăng tỉ lệ sống cho cá da trơn nhờ muối của acid hữu cơ

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy phức chất propionic acid với canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá da trơn bạc

26/11/2019
Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra Chiết xuất ổi và diệp hạ châu phòng bệnh cho cá tra

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy tác dụng của thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra.

11/12/2019
Quy trình sản xuất cá tra giống sạch bệnh Quy trình sản xuất cá tra giống sạch bệnh

Nuôi cá tra đang ngày càng giảm hiệu quả do chất lượng cá giống xuống thấp làm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi có khi lên đến 40 - 50%

21/12/2019