Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Quản lý đàn cá tra bố mẹ

Quản lý đàn cá tra bố mẹ
Ngày đăng: 11/11/2015

Chuẩn bị ao nuôi vỗ

Ao nuôi vỗ cá tra càng rộng càng thoáng thì càng tạo được điều kiện thuận lợi cho cá tra hoạt động.

Ao có diện tích trên 500 m2, được đào tại vùng đất thịt, ít bị nhiễm phèn, độ sâu mực nước 1,5 – 2,5 m, pH 7 – 8, hàm lượng ôxy hòa tan > 2 mg/l, nhiệt độ ao 25 – 300C.

Không đào ao trên nền đất cát, ao dễ sạt lở.

Ao được xây dựng gần nguồn nước cấp đảm bảo chất lượng sạch, không bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay nước thải sinh hoạt.

Nước không bị nhiễm kim loại nặng, nhiễm phèn, nhiễm chua.

Lớp bùn đáy mỏng, 5 – 10 cm, bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, mái bờ nghiêng 30 – 400 để tránh sạt lở.

Trước khi thả cá cần cải tạo và chuẩn bị ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Chuẩn bị bè nuôi vỗ

Cá bố mẹ nuôi vỗ trong bè có tỷ lệ thành thục và chất lượng sản phẩm sinh dục đều tốt.

Bè được đặt trên các đoạn sông có nước lưu thông sạch, không ô nhiễm, xa các cống nước thải.

Tránh các nơi có đất bồi lắng, nhiều rong tảo, phù sa.

Bè được làm bằng gỗ bền, lâu mục trong môi trường nước, inox, composite; vật liệu dễ được vệ sinh, dễ khử trùng, không bị ô nhiễm cho cá nuôi.

Bè được neo cố định tại một vị trí thuận lợi trên sông, nơi có dòng chảy thẳng và liên tục.

Mặt bè đặt nổi cao hơn mực nước sông 0,2 – 0,3 m, cách đáy ít nhất 0,5m.

Chọn đàn cá hậu bị

Có thể tuyển chọn từ đàn cá thịt.

Chọn những con cá khỏe mạnh, thân hình cân đối, không bị dị hình, dị tật, có trọng lượng 3 – 4 kg/con.

Nên chọn cá có nguồn gốc xa nhau, từ nhiều đàn khác nhau, để hạn chế sinh sản cận huyết.

Mật độ nuôi trong ao: 3 m3/1kg cá.

Mật độ nuôi trong lồng: 5 – 7 kg/10m3.

Tỷ lệ đực, cái: 1/1

Mùa vụ

Mùa vụ nuôi vỗ ở Nam bộ bắt đầu từ tháng 10 – 11 năm trước, kéo dài đến tháng 3 năm sau.

Nếu nuôi ở miền Trung thì thời gian đưa vào nuôi vỗ chậm hơn khoảng 1 tháng và đến tháng 4 năm sau thì bắt đầu mùa vụ cho cá đẻ.

Miền Bắc cần lên kế hoạch trú đông cho cá.

Quản lý, chăm sóc đàn cá bố mẹ

Thức ăn

Để cá bố mẹ thành thục tốt, cần cung cấp thức ăn đủ lượng và chất.

Hàm lượng protein trên 30%, lipid trên 10%.

Có thể dùng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế.

Thức ăn và nguyên liệu dùng làm thức ăn cho cá đảm bảo sạch, không bị nấm mốc, quá hạn sử dụng.

Cách cho ăn

Cho ăn 2 lần/ngày, vào 7 – 8 giờ và 16 – 17 giờ.

Cho cá ăn với lượng 5 – 8 % trọng lượng thân đối với thức ăn tự chế và 2 – 3 % trọng lượng thân đối với thức ăn công nghiệp.

Nên cho cá ăn bằng sàng ăn tại nhiều điểm trong ao, bè.

Hằng ngày phải kiểm tra sàng ăn sau khi cho cá ăn khoảng 2 giờ, để xem sức ăn của cá và điều chỉnh cho phù hợp.

Những ngày thay đổi thời tiết, như nhiệt độ nước tăng cao trên 320C, nên cho cá nhịn ăn.

Quản lý ao, bè

Nuôi ao, cần định kỳ thay nước cho cá.

Từ tháng nuôi thứ 3 trở đi cần thay nước cho cá mỗi ngày 10 – 20% lượng nước trong ao để kích thích cá phát dục sớm.

Đối với bè nuôi, cần thường xuyên kiểm tra xung quanh bè để kịp thời can thiệp những chỗ hỏng hóc, loại bỏ chất bẩn, rong rêu, phù sa bám vào bè nuôi.

Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp can thiệp kịp thời, đặc biệt các yếu tố pH, ôxy hòa tan.

Khi pH < 5 cá sẽ chết, khi pH < 6 cá sẽ khó phát dục.

Nếu cá thường xuyên bị thiếu ôxy và nổi đầu liên tục thì chất lượng sản phẩm sinh dục không tốt.

Kiểm tra sự phát dục của cá bố mẹ

Sau khi nuôi hai tháng thì kiểm tra lần đầu, đánh giá độ béo và sức khỏe của cá, để có chế độ chăm sóc phù hợp.

Nếu cá quá béo thì giảm cho ăn hoặc cho ăn thức ăn ít hàm lượng dinh dưỡng hơn, kết hợp tăng cường lưu thông nước.

Sang tháng nuôi thứ ba, kiểm tra mức độ phát dục của cá để điều chỉnh chế độ nuôi vỗ.

Khi kiểm tra cá, nên dùng loại lưới kéo có sợi mềm, sử dụng băng ca có kích thước phù hợp kích thước của cá, để dễ bắt và kiểm tra cá.

Từ tháng thứ tư, đa số trứng cá đã sang giai đoạn 4, nhiều con đực đã có tinh dịch, cần kiểm tra cá mỗi tháng 2 lần.

Dùng tay sờ, nắn bụng và cảm nhận độ mềm của bụng để đánh giá sự phát dục của cá.

Dùng que thăm trứng lấy trứng của cá cái, vuốt tinh cá đực để kiểm tra độ thành thục của cá.

Bắt riêng những con cá đực và cá cái thành thục rồi lên kế hoạch cho đẻ.

Cá tra bố mẹ là vấn đề tiên quyết chất lượng đàn cá giống.

Cá tra bố mẹ không đủ tiêu chuẩn dẫn đến chất lượng sản phẩm sinh dục kém


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành

Hiện nay, chi phí sản xuất cho việc nuôi cá tra ngày càng cao và đầu ra không ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

16/11/2015
Aeromonas hydrophila độc hại trong cá da trơn Aeromonas hydrophila độc hại trong cá da trơn

Từ năm 2009, sự bùng phát nhiễm trùng huyết di động do khuẩn Aeromonas (MAS) ở Tây Alabama và Mississippi Đông nuôi cá da trơn làm tổn thất ước tính khoảng 60-70 triệu $ do cá chết, bỏ ăn và chi phí liên quan đến điều trị hóa chất và kháng sinh.

16/05/2016
Nuôi cá tra VietGAP tạo ra sản phẩm sạch, giảm chi phí Nuôi cá tra VietGAP tạo ra sản phẩm sạch, giảm chi phí

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo “Tổng kết nhân rộng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP” tại Cần Thơ.

16/09/2017
Ảnh hưởng của levamisole lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng bệnh ở cá tra Ảnh hưởng của levamisole lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng bệnh ở cá tra

Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung levamisole vào thức ăn lên sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá tra.

29/09/2017
Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ

Cá dứa (Pangasius kunyit) là loài cá nhiệt đới có thịt chắc thơm ngọt, ít mỡ nên được thị trường khá ưa chuộng. Hiện nay, cá dứa đã được cho sinh sản nhân t

10/10/2017