Khá Giả Nhờ Chăn Nuôi Đa Hệ
Gia đình ông Nguyễn Mai (52 tuổi), ở xóm Lộc Thượng, thôn Xuân Yên, xã Bình Hiệp, Bình Sơn, Quảng Ngãi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ biết kết hợp nhiều mô hình chăn nuôi. Ông Mai được mọi người xem là “cao thủ chăn nuôi”.
Lúc chúng tôi đến, vợ chồng ông đang tất bật cho đàn lợn 70 con ăn. Nhìn khu chuồng nuôi gần 200m2 của gia đình ông được quy hoạch bài bản, chúng tôi cũng phải khâm phục.
Chăn nuôi để đổi đời
Ông Mai kể, gia đình đông anh em nên ông không được ăn học tới nơi tới chốn. Đến tuổi lấy vợ, ông kết duyên với bà Nguyễn Thị Phượng là người cùng xã. Vợ chồng ra ở riêng chẳng có gì ngoài túp lều tạm bợ. Vốn làm ăn không có, vợ chồng ông chỉ biết bám vào 2 sào ruộng để sinh sống, thế nhưng đất đai nơi đây lại bạc màu, rồi mất mùa, sâu bệnh thường xuyên hoành hành khiến vợ chồng ông thường xuyên rơi vào cảnh thiếu ăn. Không thể sống với 2 sào ruộng, vợ chồng ông phải đi làm thuê làm mướn.
Để nuôi thành công nhiều loài như hiện nay, ông Mai đã tích lũy được kinh nghiệm từ lý thuyết đến thực tế qua nhiều năm. Ông chia sẻ: “Muốn nuôi thành công thì phải tìm hiểu qua báo đài, học hỏi những người có kinh nghiệm về chăn nuôi, rồi hàng ngày phải bỏ nhiều công sức ra chăm sóc, theo dõi đàn vật nuôi của mình”.
Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, ông Mai đã nghĩ tới chuyện làm giàu ngay trên chính mảnh đất của mình.
Năm 1996, ông Mai mua 2 con lợn giống với giá 50.000 đồng mỗi con. Sau 1 năm chăm sóc, con nái đẻ lứa đầu, và từ đó mỗi năm nó sinh sản 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 – 10 con.
Lấy ngắn nuôi dài, có tiền lãi từ bán lợn, ông lại mở rộng chuồng, tăng số lượng nuôi. Lứa lợn đầu tiên xuất chuồng đã cho gia đình ông thu nhập 2 triệu đồng. Đến nay, đàn lợn của ông lên tới 70 con, với 5 lợn nái thường xuyên sinh sản giúp ông tự chủ được con giống. Mỗi năm ông xuất bán 5 -7 lứa lợn, trừ chi phí ông thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng.
Đa dạng hóa vật nuôi
Không chỉ có nuôi lợn, từ 10 năm trở lại đây ông Mai còn áp dùng mô hình nuôi gà lấy thịt với số lượng lớn. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên gà chậm lớn, bị dịch bệnh nhiều, nhưng ông vẫn không nản chí, quyết tâm theo đuổi “nghiệp” chăn nuôi của mình. Hiện tại đàn gà của ông duy trì 200 con. Mỗi năm ông xuất 3 lứa gà, trừ chí phí còn lãi 40 triệu đồng.
Ông Mai cũng đang nuôi thử nghiệm 2 con bò lai sind. Ông cho biết, nếu nuôi hiệu quả thì ông sẽ tăng số lượng đàn bò lên tới hàng chục con. Chưa hết, hiện tại gia đình ông Mai còn làm 3 sào ruộng nước và sản xuất bún mỗi ngày xuất bán trên 100kg. Mỗi tháng, nghề làm bún cũng cho gia đình ông thu nhập ròng trên dưới 5 triệu đồng.
Tính chung tổng thu nhập từ chăn nuôi, làm bún… mỗi năm gia đình ông Mai thu lãi trên 200 triệu đồng. Đây là một khoản tiền đáng mơ ước của người dân nơi đây.
Ông Trịnh Văn Thanh - Trưởng xóm Lộc Thượng cho biết: “Hộ ông Mai là “gia đình mẫu” về làm kinh tế giỏi ở xóm chúng tôi. Tôi chưa thấy ai hăng say làm kinh tế như gia đình ông. Thu nhập từ chăn nuôi của gia đình ông là số một ở vùng này…”.
Có thể bạn quan tâm
"Phát triển cây cao su các tỉnh Bắc Trung Bộ" là chủ đề cuộc hội thảo vừa được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Sở NNPTNT Quảng Trị phối hợp tổ chức, ngày 30/10.
Năm nay không những nuôi tôm càng xanh đạt năng suất cao hơn hẳn các năm trước, mà giá tôm và thức ăn chăn nuôi cũng khá ổn định, nên nhiều hộ nuôi tôm ở Tân Phú (Đồng Nai) trúng lớn.
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình khép kín chăn nuôi heo siêu nạc, gia đình chị Nguyễn Thị Duy, thôn Sơn Lý, xã Sơn Lộc (Bố Trạch - Quảng Bình) thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.
Đây là kết quả thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn TP Hải Dương”.
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.