Vụ Rửa Cá Tầm Trung Quốc Không Có Bằng Chứng

Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Sáng 26-6, trả lời Báo Người Lao Động về kết quả kiểm tra tình trạng “rửa” cá tầm Trung Quốc nhập lậu tại một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết cơ quan này đã vào cuộc và đi kiểm tra. Tuy nhiên, ông Điền khẳng định thông tin này là không được chuẩn xác, đến nay không có bằng chứng nào cho thấy có tình trạng “rửa” cá tầm Trung Quốc tại Lai Châu.
Cũng theo ông Điền, vì không phát hiện ra bằng chứng nên cơ quan quản lý nhà nước không thể tiến hành xử lý đối với doanh nghiệp bị tố cáo. “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để tiếp tục điều tra, xác minh xem thực sự có tình trạng đó hay không” - ông Điền nói.
Được biết trước đó, vào đầu tháng 6-2013, ông Trần Yên, chủ một trang trại nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát để tố cáo hành vi “rửa” cá tầm Trung Quốc của một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường.
Theo tố cáo, doanh nghiệp này đã nhập lậu giống cá tầm và cá tầm thương phẩm từ Trung Quốc rồi về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam (Báo Người Lao Động đã có bài Thương lái Trung Quốc: Lộ rõ ý đồ phá hoại).
Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản đề nghị Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn (thuộc Tổng cục An ninh nội địa - Bộ Công an) vào cuộc điều tra về vụ việc này.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu vào những tháng cuối năm có thể xảy ra do diện tích mặt nước nuôi cá tra nguyên liệu hiện nay giảm, cùng với đó, giá cá tra giống đang tiêu thụ chậm.

Nhu cầu mua của khách hàng tăng, nguồn cung trong nước hạn chế, lợi thế cạnh tranh về giá so với Ấn Độ và Thái Lan được xác định là những yếu tố giúp xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam sôi động trở lại trong thời gian gần đây.

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.

Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.