Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khá Giả Nhờ Chăn Nuôi Đa Hệ

Khá Giả Nhờ Chăn Nuôi Đa Hệ
Publish date: Saturday. July 13th, 2013

Gia đình ông Nguyễn Mai (52 tuổi), ở xóm Lộc Thượng, thôn Xuân Yên, xã Bình Hiệp, Bình Sơn, Quảng Ngãi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ biết kết hợp nhiều mô hình chăn nuôi. Ông Mai được mọi người xem là “cao thủ chăn nuôi”.

Lúc chúng tôi đến, vợ chồng ông đang tất bật cho đàn lợn 70 con ăn. Nhìn khu chuồng nuôi gần 200m2 của gia đình ông được quy hoạch bài bản, chúng tôi cũng phải khâm phục.

Chăn nuôi để đổi đời

Ông Mai kể, gia đình đông anh em nên ông không được ăn học tới nơi tới chốn. Đến tuổi lấy vợ, ông kết duyên với bà Nguyễn Thị Phượng là người cùng xã. Vợ chồng ra ở riêng chẳng có gì ngoài túp lều tạm bợ. Vốn làm ăn không có, vợ chồng ông chỉ biết bám vào 2 sào ruộng để sinh sống, thế nhưng đất đai nơi đây lại bạc màu, rồi mất mùa, sâu bệnh thường xuyên hoành hành khiến vợ chồng ông thường xuyên rơi vào cảnh thiếu ăn. Không thể sống với 2 sào ruộng, vợ chồng ông phải đi làm thuê làm mướn.

Để nuôi thành công nhiều loài như hiện nay, ông Mai đã tích lũy được kinh nghiệm từ lý thuyết đến thực tế qua nhiều năm. Ông chia sẻ: “Muốn nuôi thành công thì phải tìm hiểu qua báo đài, học hỏi những người có kinh nghiệm về chăn nuôi, rồi hàng ngày phải bỏ nhiều công sức ra chăm sóc, theo dõi đàn vật nuôi của mình”.

Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, ông Mai đã nghĩ tới chuyện làm giàu ngay trên chính mảnh đất của mình.

Năm 1996, ông Mai mua 2 con lợn giống với giá 50.000 đồng mỗi con. Sau 1 năm chăm sóc, con nái đẻ lứa đầu, và từ đó mỗi năm nó sinh sản 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 – 10 con.

Lấy ngắn nuôi dài, có tiền lãi từ bán lợn, ông lại mở rộng chuồng, tăng số lượng nuôi. Lứa lợn đầu tiên xuất chuồng đã cho gia đình ông thu nhập 2 triệu đồng. Đến nay, đàn lợn của ông lên tới 70 con, với 5 lợn nái thường xuyên sinh sản giúp ông tự chủ được con giống. Mỗi năm ông xuất bán 5 -7 lứa lợn, trừ chi phí ông thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng.

Đa dạng hóa vật nuôi

Không chỉ có nuôi lợn, từ 10 năm trở lại đây ông Mai còn áp dùng mô hình nuôi gà lấy thịt với số lượng lớn. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên gà chậm lớn, bị dịch bệnh nhiều, nhưng ông vẫn không nản chí, quyết tâm theo đuổi “nghiệp” chăn nuôi của mình. Hiện tại đàn gà của ông duy trì 200 con. Mỗi năm ông xuất 3 lứa gà, trừ chí phí còn lãi 40 triệu đồng.

Ông Mai cũng đang nuôi thử nghiệm 2 con bò lai sind. Ông cho biết, nếu nuôi hiệu quả thì ông sẽ tăng số lượng đàn bò lên tới hàng chục con. Chưa hết, hiện tại gia đình ông Mai còn làm 3 sào ruộng nước và sản xuất bún mỗi ngày xuất bán trên 100kg. Mỗi tháng, nghề làm bún cũng cho gia đình ông thu nhập ròng trên dưới 5 triệu đồng.

Tính chung tổng thu nhập từ chăn nuôi, làm bún… mỗi năm gia đình ông Mai thu lãi trên 200 triệu đồng. Đây là một khoản tiền đáng mơ ước của người dân nơi đây.

Ông Trịnh Văn Thanh - Trưởng xóm Lộc Thượng cho biết: “Hộ ông Mai là “gia đình mẫu” về làm kinh tế giỏi ở xóm chúng tôi. Tôi chưa thấy ai hăng say làm kinh tế như gia đình ông. Thu nhập từ chăn nuôi của gia đình ông là số một ở vùng này…”.


Related news

Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

Monday. November 24th, 2014
Tiên Yên (Quảng Ninh) Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tiên Yên (Quảng Ninh) Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

Monday. November 24th, 2014
Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

Tuesday. November 25th, 2014
3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng 3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Tuesday. November 25th, 2014
Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

Tuesday. November 25th, 2014